Đáp án:
Câu 1:
* Vai trò của hệ bài tiết:
+ Loại bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể
+ Làm cho môi trường trong cơ thể luôn được ổn định
* Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu
- Mỗi một đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), Ống thận
Câu 2:
* Da có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp biểu bì:
+ Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra
+ Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra
- Lớp bì: Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, trong đó gồm có:
+ Các thụ quan
+ Tuyến mồ hôi
+ Tuyến nhờn
+ Lông và bao lông
+ Cơ co chân lông
+ Mạch máu
+ Dây thần kinh
- Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ
* Chức năng của da:
- Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường
- Điều hòa thân nhiệt
- Nhận biết các kích thích từ môi trường
- Bài tiết qua tuyến mồ hôi
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của cơ thể
Câu 3:
* Bệnh về da
- Bệnh vảy nến
Nguyên nhân
+ Do di truyền, nhiễm khuẩn, tâm lý người bệnh bị stress
Cách phòng chống
+ Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, thay quần áo
+ Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ cá loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải; các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua…
+ Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả
+ Nếu buộc phải làm việc với hóa chất cần mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay để tránh nhiễm độc
+ Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để da luôn mềm mại
+ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress
+ Thường xuyên vận động hàng ngày để tăng cường thể lực
- Nổi mề đay - mẩn ngứa
Nguyên nhân
+ Do dị ứng với thuốc, thức ăn hay một số chất kích ứng, tiêu thụ quá tải những loại thức ăn chứa nhiều đạm, canxi
Cách phòng tránh
+ Không nên gãi vào vết thương, khiến da bị lở loét nghiêm trọng hơn
+ Không ăn những thực phẩm lạ và những thực phẩm dễ gây ngứa
+ Nên mặc quần áo sưởi ấm cơ thể vào mùa đông gió lạnh
+ Tránh tiếp xúc với phấn hoa, lông vật nuôi
+ Sử dụng mỹ phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, ít gây kích ứng da
+ Hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, nhiều chất béo, chất ngọt
+ Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, nghệ, thực phảm giàu omega 3
+ Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
* Bệnh về hệ bài tiết nước tiểu:
- Viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân
+ Nhiễm trùng bàng quang (hay còn gọi viêm bàng quang): nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
+ Quan hệ tình dục có thể dẫn đến viêm bàng quang, tuy nhiên bạn không cần phải không quan hệ tình dục để phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị viêm bàng quang vì giải phẫu đường hệ niệu của nữ giới từ niệu đạo đến hậu môn và lỗ niệu đạo đến bàng quang có chiều dài ngắn hơn với nam giới
+ Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo): Loại này có thể xảy ra khi vi khuẩn GI lây lan từ hậu môn đến niệu đạo. Ngoài ra, do niệu đạo nữ gần với âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma cũng có thể gây viêm đường niệu đạo
Cách phòng tránh
+ Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước
--> Uống nước giúp làm loãng nước tiểu và tăng số lần đi tiểu, từ đó sẽ đẩy luôn cả vi khuẩn ở đường tiết niệu ra ngoài trước khi vi khuẩn gây ra nhiễm trùng
+ Trước khi quan hệ tình dục uống nhiều nước và sau khi quan hệ nên đi tiểu để làm trống bàng quang và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu
+ Tránh các sản phẩm phụ khoa gây kích thích
+ Khi vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn thì lau hay vệ sinh từ trước ra sau
--> Làm như vậy khi đi tiểu tiện và sau khi đi đại tiện giúp ngăn vi khuẩn ở vùng hậu môn lây lan sang âm đạo và niệu đạo
+ Thay đổi biện pháp tránh thai. Không nên sử dụng màng âm đạo hoặc không bôi trơn khi quan hệ, bao cao su có chất diệt tinh trùng, tất cả các yếu tố này đều làm gia tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu
- Sỏi thận
Nguyên nhân
+ Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu
+ Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi
+ Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ
+ Nằm một chỗ một thời gian dài
+ Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại
+ Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C...
Cách phòng tránh
+ Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài
+ Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản)
Câu 4:
- Trụ não : Điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa (các cơ quan sinh dưỡng
- Não trung gian : Điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
- Tiểu não : Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể
- Đại não: mỗi phân vùng nắm giữ một chức năng khác nhau:
+ Chức năng cảm giác: thi giác, thính giác, xúc giác
+ Chức năng vận động: chi phối các vân động theo ý muốn
+ Chức năng ngôn ngữ: giúp hiểu lời nói và chữ viết
+ Chức năng tư duy: khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng
Câu 5:
* Cơ quan phân tích thị giác gồm :
- Các tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm
* Cơ quan phân tích thính giác gồm:
- Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác
- Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó
Câu 6:
- Biện pháp phòng cận thị
+ Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.
+ Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng.
+ Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn.
+ Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.
+ Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn.
- Biện pháp phòng viễn thị:
+ Khám mắt định kỳ
+ Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp
+ Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn các loại thực phẩm hoa quả tươi và rau màu như cà rốt, khoai lang và dưa hấu có chứa vitamin A và beta carotene.
+ Tránh hút thuốc
+ Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng
+ Khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường
+ Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính mát chắn tia cực tím
+ Đeo kính đúng theo y lệnh của bác sĩ
Câu 7:
* Để tai hay mắt có thể thực hiện được chức năng của nó, cần sự phối hợp của 3 bộ phận sau:
+ Mắt, tai - cơ quan thụ cảm cảm nhận kích thích
+ Dây thần kinh dẫn truyền xung thần kinh
+ Trung ương thần kinh chịu trách nhiệm phân tích hình ảnh hoặc âm thanh
- Khi một trong 3 cơ quan trên bị tổn thương, đều có thể làm tai và mắt không còn nhìn và nghe được nữa
---> Người này bị tai nạn có thể đã làm tổn thương dây thần kinh thị giác, thính giác, hoặc trung khu thị giác và thính giác đã không còn chức năng