Câu 1:
- Nguyên nhân:
+ Các thương nhân cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới để phát triển sản xuất
+ Nhờ tiến bộ về kĩ thuật hàng hải như la bàn, kĩ thuật đóng tàu,.....
- Kết quả:
Giai cấp tư sản tìm ra nguồn tài nguyên quý giá, thị trường mênh mông ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ đem lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản
Câu 2:
Giống nhau:
Đều là kinh tế nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và nghề thủ công
Khác nhau:
- Thời gian hình thành:
+ Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm
+ Xã hội phong kiến phương Tây hình thành muộn hơn
- Thời kì phát triển:
+ Xã hội phong kiến phương Đông: từ thế kỉ X - XV, phát triển chậm
+ Xa hội phong kiến phương Tây: Từ thế kỉ XI - XIV, phát triển nhanh
- Thời kì khủng hoảng:
+ Xã hội phong kiến phương Đông: Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ
+ Xã hội phong kiến phương Tây: Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm
- Kinh tế:
+ Phương Đông: nông nghiệp bị bó hẹp trong công xã nông thôn
+ Phương Tây: nông nghiệp bị bó hẹp trong lãnh địa phong kiến
- Giai cấp cơ bản:
+ Phương Đông: kĩ thuật canh tác lạc hậu, ruộng đất trong tay địa chủ, nông dân phải nộp tô thuế nặng nề
+ Phương Tây: kĩ thuật canh tác lạc hậu, ruộng đất trong tay lãnh chúa, nông dân phải nộp tô thuế nặng nề
- Xã hội:
+ Phương Đông: địa chủ - nông dân lĩnh canh
+ Phương Tây: lãnh chúa - nông nô
Câu 3:
Những nét độc đáo trong cách đánh của Lý Thường Kiệt là:
- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ quân bộ.
- Khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Đề nghị “giảng hòa” để hạn chế lực lượng hai bên