Câu 1.* Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng.
- Trong thành Nguyễn Tri Phương chỉ huy chiến đấu dũng cảm và hi sinh, Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.
- Nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với giặc.
- 21/12/1873, quân ta phục kích ở Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận -> TD Pháp hoang mang thương lượng với triều đình.
- 1874, triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
Câu 2.
- Lợi dụng sự suy yếu của triều đình, 25/8/1883, Pháp buộc triều đình Huế kí hiệp ước Hác măng. Với Hiệp ước Hácmăng VN trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 3
* Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
- Quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy đã chiến đấu anh dũng nhưng thành mất, Hoàng Diệu hy sinh.
- Nhân dân chiến đấu anh dũng, tiêu biểu là trận phục kích Cầu Giấy lần hai (19/5/1883) Ri-vi-e bị thiệt mạng, thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của dân ta.
câu 4
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.