Câu 1. Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho
động từ, tính từ
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
D. Không xác định
Câu 2. Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần. B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung D. Chân anh ta dài lêu nghêu.
Câu 3. Dưạ vào vị trí để phân loại thì phó từ gồm mấy loại?
A. 2 loại B. 3 loại
C. 4 loại D. 5 loại
Câu 4. Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về?
A. Mức độ B. Khả năng
C. Kết quả và hướng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Phó từ trong câu: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực
nên tôi chóng lớn lắm là gì?
A. Bởi B.Lắm C.Chóng lớn D. Nên
Câu 6. Cho đoạn văn sau:
Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu
Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô,
đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả
các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Đoạn văn trên có mấy phó từ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ
nghĩa gì?
A. Quan hệ, thời gian, mức độ B. Sự tiếp diễn tương tự
C. Sự phủ định, cầu khiến D. Quan hệ trật tự
Câu 8. Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc
điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?
A. Quan hệ thời gian, mức độ B. Sự tiếp diễn tương tự
C. Sự phủ định D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” không
có phó từ, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba
sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa
tít.”
A. Đã B. Chung C. Là D. Không có phó từ