Câu 1. So sánh là: * A. đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau Câu 2. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: * A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ ý so sánh, từ ngữ chỉ phương diện so sánh. B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh D. Vế A, vế B Câu 3. Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là: * A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập D. Cả B và C Câu 4. Trong các câu văn dưới đây, câu không sử dụng phép so sánh là: * A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn. C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Câu 5. Tính từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành phép so sánh: * A. đen B. bẩn C. sạch D. tối Câu 6. Chọn từ thích hợp ( như thể, như là, như ngà, hoa sen) để hoàn thiện phép so sánh trong bài ca dao: Cổ tay em trắng… Đôi mắt em liếc … dao cau Miệng cười… hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể…. * A. như thể, như là, hoa sen, như ngà B. như ngà, như là, như thể, hoa sen C. như là, như thể, như ngà, hoa sen D. như ngà, như thể,như là, hoa sen Câu 7. Trong bài ca dao trên có các phép so sánh là: * A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Câu 8. Tác dụng của phép so sánh trong câu văn trên là: * A. gợi hình, biểu cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động B. chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy. D. Không có tác dụng gợi cảm. Câu 9. Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng: * A. người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nướ B. khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên C. giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả D. câu văn trở nên giàu hình tượng hơn. Câu 10. So sánh trong câu không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm là: * A. Mặt trăng to tròn như mâm xôi gấc. B. Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn. C. Vầng trăng tròn như quả bóng ai để quên giữa trời. D. Trăng mờ mờ sáng như ánh sáng của ngọn đèn dầu. Option 5

Các câu hỏi liên quan

Câu 8: Nhan đề Từ ấy của Tố Hữu được hiểu như thế nào? A. Thời điểm thực dân Pháp bắt giam vào ngục tù. B. Giây phút gặp được các chiến sĩ cộng sản hoạt động bí mật. C. Giây phút bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng. D. Giây phút giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản. Câu 9: Cách diễn đạt nào sau đây đúng nhất với thời điểm nhà thơ Tố Hữu bắt gặp lí tưởng cộng sản được thể hiện trong bài thơ Từ ấy? A. Đó là giây phút xúc động nhất trong cuộc đời nhà thơ. B. Đó là giây phút mãn nguyện nhất trong cuộc đời nhà thơ. C. Đó là giây phút tự hào nhất trong cuộc đời nhà thơ. D. Đó là giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ. Câu 10: Bao trùm lên khổ thơ thứ nhất của bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là một niềm vui lớn. Niềm vui ấy có thể diễn đạt bằng các từ ngữ nào? A. "Say sưa, nồng nhiệt, hả hê, mãn nguyện". B. "Trẻ trung, sôi nổi, say đắm, tràn đầy lãng mạn". C. "Bay bổng, phơi phới, náo nức, say sưa". D. "Nồng nhiệt, tha thiết, sâu lắng, ngập tràn". Câu 11: Dòng nào khái quát được những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ Từ ấy của Tố Hữu? A. Hình ảnh sinh động, giọng thơ trang trọng, từ ngữ chọn lọc. B. Giọng thơ trầm lắng, hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ khoan thai. C. Nhịp thơ dồn dập, hình ảnh nhiều ước lệ, giọng thơ náo nức. D. Hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập. Câu 12: Cụm từ "bừng nắng hạ" trong câu "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu nhằm chỉ điều gì? A. Ánh sáng rực rỡ, chói chang của mùa hè. B. Sự sục sôi của phong trào cách mạng. C. Khí thế hăng say, nồng nhiệt sẵn sàng tham gia cách mạng. D. Cảm xúc "choáng váng", bừng tỉnh trong tâm hồn. Câu 13: Tập thơ Từ ấy của Tố Hữu có mấy phần và tên từng phần xếp theo thứ tự nào? A. Ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. B. Hai phần: Từ ấy, Giải phóng. C. Hai phần: Máu lửa, Từ ấy. D. Bốn phần: Từ ấy, Giải phóng, Xiềng xích, Máu lửa. Câu 14: Tác dụng của ba lần lặp lại chữ "là" ("là con, là em, là anh") trong khổ thơ cuối bài Từ ấy của Tố Hữu là gì? A. Tô đậm sự khẳng định. B. Tô đậm một quyết tâm. C. Tô đậm sự tình nguyện. D. Tô đậm một niềm tin. Câu 15: Khi được giác ngộ lí tưởng, nhà thơ Tố Hữu đã có một nhận thức mới về lẽ sống, lẽ sống đó được thể hiện trong bài Từ ấy, lẽ sống đó là: A. "cái tôi" hay "cái ta" đều vô nghĩa, tất cả đều là hư vô. B. triệt tiêu "cái tôi", chỉ còn có "cái ta" là có ý nghĩa. C. gắn bó giữa "cái tôi" với "cái ta". D. đề cao "cái tôi". Câu 16: Câu thơ nào trong bài thơ Từ ấy cho thấy tình yêu thương con người của nhà thơ Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình hữu ái giai cấp? A. "Tôi buộc lòng tôi với mọi người". B. "Để tình trang trải với trăm nơi". C. "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". D. "Để hồn tôi với bao hồn khổ". Câu 17: Giọng điệu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu có thể diễn đạt bằng những từ ngữ nào? A. "Say sưa, xúc động, thiêng liêng". B. "Say sưa, trang trọng, thành kính". C. "Say sưa, sung sướng, tự hào". D. "Say sưa, náo nức, sảng khoái". Câu 18: Tập thơ nào không phải của Tố Hữu? A. Máu và hoa. B. Từ ấy. C. Đường ra trận. D. Việt Bắc. Câu 19: Hai từ "để" lặp lại ở đầu câu 2 và 3 trong khổ thơ thứ hai bài Từ ấy của Tố Hữu có tác dụng: A. làm nổi bật khao khát được hòa nhập, cống hiến. B. làm nổi bật tình cảm khăng khít, gắn bó với người lao động. C. làm nổi bật tinh thần tất cả vì nhân dân lao động. D. làm nổi bật thái độ sống đầy trách nhiệm. Câu 20: Hình ảnh "mặt trời chân lí" trong câu thơ "Mặt trời chân lí chói qua tim" trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu nên được hiểu là gì? A. Hình ảnh chỉ ánh sáng rực rỡ của lí tưởng cộng sản. B. Hình ảnh chỉ tổ chức Đảng Cộng sản. C. Hình ảnh chỉ những người lãnh đạo các chiến sĩ cộng sản. D. Hình ảnh chỉ những tài liệu tuyên truyền cách mạng.