Đáp án + Giải thích các bước giải:
Câu 1: Khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
Câu 2: Về ban đêm nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí quanh lá cây ngưng tụ thành những giọt sương, nhiều giọt sương tụ lại tạo thành những giọt nước.
Câu 3: Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.
Câu 4: Khi đặt nhiệt kế vào cốc nước nóng thì lớp vỏ ngoài của nhiệt kế sẽ tiếp xúc với nước nóng trước, nở ra. Lúc này thủy ngân chưa kịp nở ra nên ta thấy mực thủy ngân giảm. Sau đó thủy ngân nhận được nhiệt độ cao nên giãn nở ra. Mà chất lỏng nở vì nhiệt tốt hơn chất rắn nên mức thủy ngân tăng lên.
Câu 5: Trong vật lý chúng ta đều biết rằng các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Nếu cứ theo nguyên lý này để giải thích thì ở cùng một khối lượng, nước đá ở 0oC sẽ có thể tích nhỏ hơn nước ở nhiệt độ thường. Và theo công thức tính khối lượng riêng D = m/V mà xét, nước đá sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng bình thường.
Câu 6: - Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ tăng vì thế làm cho tốc độ bay hơi tăng.
- Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ tăng vì thế làm cho tốc độ bay hơi tăng.
Chúc bạn học giỏi nhé!