Câu 1 :
X- XIV: Nội dung văn học: nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng, khẳng định và ngợi ca dân tộc.
XV-XVII: từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca chuyển sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
XVIII- nửa đầu XIX: Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa - quan tâm đến con người bình thường, đánh dấu đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi.
Nửa cuối XIX:
+ Ca ngợi tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp
+ Vạch trần những hiện thực nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến bằng ngòi bút châm biếm
+ Bộc lộ tư tưởng canh tân đất nước
Câu 2:
Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.
- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.
- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.
- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.
Câu 3:( hơi dài đấy)
Nhân nghĩa đã tồn tại từ lâu trong tư tưởng của người dân nước Nam. Đối với Nho giáo, nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nhưng với Nguyễn Trãi, quan điểm nhân nghĩa của ông trước hết là cốt “yên dân”:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hai câu thơ trên đã khái quát được tư tưởng nhân nghĩa lớn lao của Nguyễn Trãi. Muốn có được đất nước thống nhất, hòa thuận trước hết cần phải lo cho “yên dân”. Dân “yên” là dân được sống trong yên ổn, ấm no, hạnh phúc, hòa bình, có được như vậy đất nước mới có thể phát triển. Nguyễn Trãi đã lấy dân làm gốc, coi dân là trụ cột của quốc gia, trên con thuyền đưa đất nước đi lên và phát triển, người chèo thuyền là nhân dân và người lật thuyền cũng là nhân dân. Trong những cuộc chiến của dân tộc, nhân dân là lực lượng quyết định sự thắng bại, nếu dân mạnh, lòng dân yên thì ắt sẽ hợp thành một sức mạnh vô biên đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Nguyễn Trãi luôn tin tưởng vào những đạo lí luân thường, xem những hành động bạo tàn của các nước xâm lược sẽ bọ trừng phạt thích đáng. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, không có chuyện cầu hòa hay nhân nhượng, thỏa hiệp mà nhất định phải dùng lòng dân và sức dân để chiến đấu:
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”
Đối với ông, việc nhân nghĩa, chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng trước việc gian ác, hung tàn và ngang ngược. Và lịch sử đã chứng minh rất rõ điều đó, nền văn hiến của nước talà do chính nhân dân ta xây dựng, phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đầy biến cố, những mất mát và đau thương của chiến tranh mới có được. Sức mạnh nhân nghĩa của nhân dân ta đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông:
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế…
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong”
Những chiến thắng vang dội, chói sáng và oanh liệt đó chính nhờ sự đoàn kết, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta. Không phải dân tộc nào cũng có thể làm được như vậy, đối với dân tộc ta, chỉ có những người lãnh đạo đứng đầu biết lấy dân làm gốc, đất nước do dân và vì dân mới thực sự vững bền và thịnh vượng. Tư tưởng nhaan nghĩa còn thể hiện ở thái độ đối với quân xâm lược khi thất thủ, dân ta không giết hại mà còn cho đường thoát thân, đó là tinh thần nhân nghĩa không triệt đường của kẻ khác.
Có thể nói, trải qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đây là một tư tưởng rất hiện đại và phù hợp với thời đại mà cho tới sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kế thừa và phát huy “Lấy dân làm gốc”.
-cho mình xin câu trả lời hay nhất đấy-