Câu 1:
Từ bài thơ "Lượm" của tác giả Tố Hữu, em hãy viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) để tả hình ảnh Lượm. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu so sánh (gạch chân).
Bài làm
Chắc hẳn mỗi lứa tuổi như chúng ta hiện nay, ai cũng biết về chú bé liên lạc Lượm. Lượm là một chú bé hồn nhiên, vui tươi. Với những cử chỉ, hành động tinh nghịch đáng yêu nhưng hiện lên trên hết đó là hình ảnh chú bé Lượm trong sáng, nây thơ, tinh thần dũng cảm khi đi liên lạc. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, Lượm đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, Lượm ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng. Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
Câu 2:
"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phòng vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín "
a) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
- Đoạn văn trích trong tác phẩm "Cây tre Việt Nam"
- Tác giả là "Thép Mới"
b) Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn là gì? Tác dụng?
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn là: Nhân hóa.
- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của tre trong thời kì kháng chiến.
c) Qua đoạn thơ em thấy tre mang những phẩm chất gì?
- Tre mang phẩm chất cao quý, tươi đẹp.
CHÚC BẠN HỌC TỐT^.^