Câu 1. Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết ? A. Tuyến cận giáp B. Tuyến yên C. Tuyến trên thận D. Tuyến sinh dục Câu 2. Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu ? A. Tuyến tùng B. Tuyến tụy C. Tuyến ức D. Tuyến giáp Câu 3. Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn ? A. Tuyến nước bọt B. Tuyến sữa C. Tuyến giáp D. Tuyến mồ hôi Câu 4. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ? A. Kháng nguyên B. Hoocmôn C. Enzim D. Kháng thể Câu 5. Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn ? A. Tính đặc hiệu B. Tính phổ biến C. Tính đặc trưng cho loài D. Tính bất biến Câu 6. Hoocmôn có vai trò nào sau đây ? 1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể 2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể 3. Điều hòa các quá trình sinh lý 4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể A. 2, 4 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 2, 3, 4 Câu 7. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn ? A. Có tính đặc hiệu B. Có tính phổ biến C. Có tính đặc trưng cho loài D. Có hoạt tính sinh học rất cao Câu 8. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ? A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt B. Đường máu C. Đường bạch huyết D. Ống tiêu hóa Câu 9. Ở người, vùng cổ có mấy tuyến nội tiết ? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 10. Tuyến nào dưới đây là tuyến pha ? A. Tuyến tùng B. Tuyến sữa C. Tuyến tụy D. Tuyến nhờn

Các câu hỏi liên quan

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Đạn bom vùi lấp chồng rồi Chị tôi cũng đội tơi bời gió đông. Nhớ thương chôn chặt đáy lòng Tóc xanh điểm trắng, má hồng phôi pha. Dắt con và cõng mẹ già Bám vào ngọn muống nổi qua tháng ngày. Cửa phên run rẩy heo may Cháo cơm sung chát gừng cay bốn mùa. Đàn ông bao kẻ trêu đùa: “Người chinh phụ ấy mắt vua cũng mòn” Cái ngày con gái vuông tròn Chị ngồi nhẩm những mỏi mòn dài theo. Thân cau thẳng đốt mốc meo Ảnh chồng ám khói hương treo trên tường. Giá như chẳng có chiến trường Chị đâu tốn nước mắt thương khóc chồng. Chẳng làm con sáo sang sông, Chị thành một giọt người trong bể người. Anh nằm đâu ở góc trời Chị tôi đứng vậy suốt đời khói nhang. (Một giọt người,Vân Thuỳ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định những dòng thơ gợi sự hi sinh của nhân vật Anh trong bài thơ. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau: Nhớ thương chôn chặt đáy lòng Tóc xanh điểm trắng, má hồng phôi pha. Câu 3. Anh,chị hiểu từ “Bám” trong dòng thơ Bám vào ngọn muống nổi qua tháng ngày như thế nào ? Câu 4. Hình ảnh “một giọt người” thể hiện trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về nhân vật Chị? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh sự kiên cường của con người trong cuộ