Câu 1:
Điều đó có ý nghĩa đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đóa của nước ta là
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.
- Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới.
- Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.
Câu 2:
Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao goầm cả phần đất liền, các đảo, quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Ngoài phần đất liền, nước ta còn có một vùng biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền, với hang nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm rải rác hoặc hợp thành những quần đảo trong Biển đông, như Hoàng Sa, Trường Sa v.v…Như vậy cả phần đất liền lẫn vùng biển và các đảo, quần đảo của nước ta hợp lại thì lãnh thổ toàn vẹn của nước Việt Nam không nhỏ.
Câu 3:
- Côn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- Phú Quốc: Thuộc tỉnh Kiên Giang
- Hoàng Sa: Thuộc tỉnh Đằ Nẵng
- Trường Sa: Thuộc tỉnh Khánh Hòa
Câu 4:
Nói Biển Đông nước ta là một biển lớn và nửa kín vì:
- Diện tích Biển Đông là 3,447 triện km2, đứng thứ 2 về diện tích trong các biển Thái Bình Dương.
- Có toạ độ từ 24 độ Bắc tới 4 độ Nam và từ 99 độ Đông tới 122 độ Đông.
- Tiếp giáp với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Tiếp giáp với 8 quốc gia.