Câu 19 (TH): Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX? A. Đứng đầu thế giới. B. Bị Nhật Bản vượt qua. C. Suy giảm nghiêm trọng. D. Phát triển mạnh mẽ. Câu 20 (VD): Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ (1945 – 1991) là A. chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”. B. trung thành với “Chiến lược toàn cầu”. C. xác lập trật tự thế giới “đơn cực”. D. thực hiện “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”. Câu 21 (VD): Yếu tố nào dưới đây góp phần làm thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI? A. Chủ nghĩa khủng bố. B. Chủ nghĩa li khai. C. Sự suy thoái về kinh tế. D. xung đột sắc tộc, tôn giáo. Câu 22 (VDC): Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ? A. Phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới. B. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. C. Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới. D. Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ.

Các câu hỏi liên quan

Câu 15 (TH): Yếu tố nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng khoa học kỹ thuật. B. Chi phí cho quốc phòng thấp. C. Vai trò điều tiết của nhà nước. D. Tài nguyên thiên phong phú. Câu 16 (TH): Trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu, thất bại nặng nề và gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt nhất đối với nước Mĩ là A. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. cuộc chiến tranh kéo dài hơn bốn thập kỉ. C. cuộc chạy đua vũ trang đối đầu với Liên Xô. D. cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Câu 17 (TH): Mục tiêu nào của Mĩ trong Chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ? A. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. D. Khống chế các nước tư bản đồng minh. Câu 18 (TH): Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. B. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao.