1"giọt long lanh" trong câu thơ: "Từng giọt long lanh rơi" được hiểu là gì?
a Giọt sương.
b Giọt mưa xuân
c Âm thanh tiếng chim chiền chiện
d Cả 3 ý trên
2 “Giọt long lanh rơi” được nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào ?
a So sánh
b Ẩn dụ
c Hoán dụ
d Nhân hóa
3Câu thơ : "Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay hứng về", tác giả cảm nhận "giọt long lanh" bằng những giác quan nào? (theo trình tự của sự cảm nhận)
a Xúc giác - Thị giác - Thính giác.
b Thính giác - Xúc giác - Thị giác
c Thính giác - Thị giác - Xúc giác.
d Xúc giác - Thính giác - Thị giác.
4Từ "lộc" trong câu thơ: " Lộc giắt đầy trên lưng/Lộc trải dài nương mạ" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
a nghĩa gốc
b nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ)
c nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ)
5 Đoạn thơ : "Đất nước bốn ngàn năm/ Vất vả và gian lao/ Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước" sử dụng biện pháp nghệ thuật
a nhân hóa, so sánh
b nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
c nhân hóa, so sánh, điệp ngữ
d nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ
6 Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu trên là:
a Niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp.
b Ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc.
c Ngợi ca sức sống của quê hương đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về.
d Tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn.
bài 2 Đọc kĩ đoạn thơ sau “Ta làm con chim hót /Ta làm một cành hoa / Ta nhập vào hòa ca /Một nốt trầm xao xuyến” trả lời các câu hỏi
Câu 16: Nội dung của đoạn thơ là gì ?
A. Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân đất nước, mùa xuân của lòng người.
B. Thể hiện khát vọng hoà nhập của mỗi con người nói chung, của nhà thơ nói riêng với mùa xuân và cuộc sống.
C. Thể hiện tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.
D. Cả ba ý A, B, C.
Câu 17: Nét nổi bật nhất về nghệ thuật trong đoạn thơ trên là gì ?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
B. Sử dụng thành công nhiều hình ảnh giản dị, gợi cảm, chứa đựng cảm xúc chân thành.
C. Sử dụng thành công phép điệp ngữ, nhân hoá.
D. Thể thơ năm chữ, giàu ý nghĩa biểu cảm
Câu 18: Hình ảnh “Con chim hót”, “Cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến” thể hiện điều gì ?
A. Thể hiện những gì đẹp nhất của mùa xuân.
B. Thể hiện những gì nhỏ bé của cuộc sống.
C. Thể hiện mong ước khiêm nhường và thiết tha của nhà thơ.
D. Thể hiện những gì đẹp nhất mà mỗi con người đều khát khao hướng tới
Câu 19: Đọc đoạn thơ : “Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời /Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc” Hình ảnh “tuổi hai mươi”, “tóc bạc” trong đoạn thơ được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ.
C. So sánh.
D. Nhân hoá
Câu 20: Em cảm nhận được gì về khát vọng của nhà thơ được bộc lộ qua những lời thơ trên?
A. Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước
B. Khát vọng được cống hiến một phần tốt đẹp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
C. Thể hiện niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của thiên, đất nước.
D. Cả A và B
E. Cả A-B-C