Câu 2. Khi miêu tả chân dung nhân vật ta sử dụng nhiều loại từ nào?
A. Danh từ C. Động từ
B. Tính từ D. Cả A, B đều đúng.
Câu 3. Khi miêu tả nhân vật kết hợp với hoạt động ta sử dụng nhiều loại từ nào?
A. Danh từ, tính từ
B. Động từ, tính từ
C. Phó từ
D. Tính từ
Câu 4. Phần mở bài của bài văn miêu tả người sẽ thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Giới thiệu đối tượng được tả
B. Miêu tả chi tiết về ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói
C. Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Đâu là nhiệm vụ của phần Thân bài trong bài văn tả người?
A. Kể diễn biến sự việc.
B. Nêu lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm
C. Miêu tả chi tiết đối tượng
D. Tả theo thứ tự không gian, thời gian
Câu 6. Phần kết bài văn miêu tả về người thường có nhiệm vụ gì?
A. Kết thúc câu chuyện.
B. Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
C. Phát biểu cảm tưởng của người viết về cảnh
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm.
Bài 2. Đọc đoạn văn miêu tả người sau và thực hiện các yêu cầu:
Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay rám đen
khói lửa và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức; dưới rừng
tóc rậm dày, đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác
rung lên như những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như
nhịp thở phì phò của ống bễ. Tôi được ngắm bác thợ rèn lần đầu vào một buổi
chiều thu. Bác đang rèn một lưỡi cày. Áo sơ-mi phanh ra để lộ bộ ngực lực lưỡng
mà mỗi hơi thở làm hằn lên những chiếc sườn của cái lồng ngực như bằng sắt ấy.
Bác ngửa người ra lấy đà rồi giáng búa xuống. Và cứ thế, luôn luôn như thế
không lúc nào dừng, thân hình bác lắc lư uyển chuyển dưới sức thúc đẩy mãnh
liệt của các cơ bắp. Bác quay những vòng tròn đều đặn, mang theo vô số tia lửa
và để ánh chớp lại trên đe.
(Theo Ê-min Dô-la)
Từ cách miêu tả người trong đoạn văn trên, em rút ra được những kinh nghiệm
gì về phương pháp miêu tả người?
Bài 3. Cho đề bài: Hãy lập dàn ý hình ảnh mẹ của em khi mẹ đang làm một công
việc mà mẹ yêu thích.