Câu 2: Trình bày cuộc tiến quân đại phá quân Thanh của vua Quang Trung vào dịp Tết kỷ Dậu năm 1789.
Trả lời:
- Tháng 12 -1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung , lập tức tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân từ Phú Xuân đến Nghệ An: Tuyển thêm quân, duyệt binh
- Ra đến Tam Điệp: Hội quân – cho quân ăn Tết trước. Quang Trung chia quân thành 5 đạo: Đạo chủ lực(do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long). Đạo thứ 2 và đạo thứ 3 đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm: Tiến lên Lạng Giang(Bắc Giang)chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 tết(âm lịch): quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 tết: quân ta bí mật vây đánh đồn Hà Hồi, quân giặc đầu hàng.
- Mờ sáng ngày mùng 5 tết: quân ta đánh đồn Ngọc Hồi
- Trưa mồng 5: vua Quang Trung tiến vào Thăng Long
- Quân Thanh đại bại. Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống bỏ chạy
Câu 3: Hãy nêu chính sách sáng suốt của vua Quang Trung trong quá trình xây dựng đất nước. Những chính sách này có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta trong thời kỳ đó?
Trả lời:
Các chính sách sáng suốt của vua Quang Trung trong quá trình xây dựng đất nước:
Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
-Ông ban hành chiếu Khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế
- Khôi phục nghề thủ công và buôn bán.
-Quang Trung ban bố Chiếu lập học. Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học, dùng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước.
* Công thương nghiệp
- Mở cửa để buôn bán với người nước ngoài
*Chính sách quốc phòng, ngoại giao: Quang Trung thi hành chế độ quân dịch.
*Về ngoại giao: đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh , Quang Trung quyết định mở cuộc tiến công lớn để tiêu diệt.
Những chính sách này có ý nghĩa với nước ta trong thời kỳ đó là:
- Giúp đất nước càng ngày càng phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục.
- Chính sách quốc phòng, ngoại giao chặt chẽ và bền vững hơn. Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc.
Câu 4: Nhà Nguyễn đã lặp lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh: Nội bộ Tây Sơn suy yếu
- Nguyễn ÁNh đã tiến đánh và chiếm dần các phần đất cảu Tây Sơn
Năm 1802: Triều đình Tây Sơn chính thức chấm dứt. Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô lập ra triều Nguyễn.
Năm 1806: Chính thức lên ngôi Hoàng đế
Năm 1815: ban hành Hoàng Triều Luật Lệ ( Luật Gia Long )
Năm 1831-1832: nhà Nguyễn chia nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa THiên. Đứng đầu tỉnh lớn là tổng đốc, các tỉnh vừa và nhỏ là tuần phủ.
-Quân đội gồm nhiều binh chủng, thành trì xây dựng vững chắc. Hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức.
- Ngoại giao: Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
Chúc bạn học tốt <3