Đáp án đúng:
Giải chi tiết:I, KHÁI QUÁT
1, VỊ TRÍ, XUẤT XỨ CỦA TÁC PHẨM
- Bài thơ in trong “Khối vuông rubic”
- Là tác phẩm kết tinh thành công của Thanh Thảo trong cuộc hành trình tìm kiếm hình thức biểu đạt mới cho thơ.
2, CẢM NHẬN CHUNG
- Lorca là một trong những nhà thơ lớn của thế giới thế kỉ XX. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa mang trong mình khát vọng cách tân nền nghệ thuật Tây Ban Nha – một nền nghệ thuật đã trở nên già cũ.
- Lorca là người nghệ sĩ hiện đại, yêu thích nhạc dân gian nhưng ông cũng là một người có số phận đầy bất hạnh. Ông không làm cách mạng, chỉ là một nghệ sĩ thuần túy nhưng vì có tài mà bị phát xít sát hại một cách tàn nhẫn.
- Trong bài thơ, Lorca là hình tượng trung tâm đem đến cho người đọc sự xót thương. Ông là một nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật ở thế kỉ XX. Lorca là con người có số phận bất hạnh, một tâm hồn bất diệt.
II, CỤ THỂ:
1, LORCA LÀ MỘT NGHỆ SĨ ĐẠI DIỆN CHO TINH THẦN TỰ DO VÀ KHÁT VỌNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT
- Hình tượng Lorca được đặt trong khung cảnh văn hóa Tây Ban Nha – một nền chính trị độc tài và một nền nghệ thuật già nua (tiếng đàn, áo choàng, vầng trăng, yên ngựa)
- Lorca với áo choàng đỏ gắt như một võ sĩ trên chiến trường đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho nghệ thuật cách tân.
- Lorca dũng cảm tiên phong nhưng cũng manh, đơn độc (3 dòng cuối khổ thơ 1)
2, LORCA LÀ MỘT CON NGƯỜI CÓ SỐ PHẬN BẤT HẠNH
- Thanh Thảo đã ghi lại những giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lorca khi ông bị phát xít giết hại và ném xác xuống giếng để phi tang (khổ 2)
-> Những giây phút bi phẫn trong cuộc đời Lorca đã được diễn tả bằng những hoán dụ, ẩn dụ, nghệ thuật so sánh, tô đậm một cái chết oan khuất, bi phẫn do thế lực bạo tàn gây ra trong bối cảnh hiện thực đẫm máu của Tây Ban Nha.
- Nhà thơ đã miêu tả tiếng đàn để gián tiếp nói lên thân phận người nghệ sĩ (khổ 3)
-> Một chuỗi những hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng. Đây là sản phẩm của tư duy thơ tượng trưng đã giúp tác giả miêu tả thành công cái chết bi phẫn của Lorca cũng như thân phận đau đớn của người nghệ sĩ. Ở khổ thơ này, số phận đau thương của Lorca đã được thể hiện lên tới đỉnh điểm và người viết những dòng thơ này cũng đang trong trạng thái căm phẫn , sôi trào. Bút pháp tương giao đã thể hiện rất rõ tình yêu quê hương, xứ sở, tình yêu lứa đôi, yêu cuộc sống của Lorca và nỗi bất hạnh của ông. Ta cũng thấy những đau đớn nuối tiếc của Thanh Thảo trước cái chết của Lorca.
3, LORCA – MỘT TÂM HỒN BẤT DIỆT
* Sức sống bất diệt của Lorca
- Câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” viết theo lối tượng trưng diễn tả tình thế bi thảm của Lorca, không ai dám chôn cất một nghười bị hành hình, song cũng chính nó khẳng định sức sống kì diệu của tiếng đàn nói riêng, của những sáng tạo nghệ thuật nói chung mà Lorca để lại. Người nghệ sĩ tạo nên tiếng đàn có thể bị vùi dập, bị giết hại nhưng nghệ thuật thì không thể bị hủy diệt.
- Sắc thái khẳng định này càng rõ hơn trong hình ảnh so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
- Hình ảnh “Giọt nước mắt vầng trăng/Long lanh trong đáy giếng” gợi nhiều liên tưởng.
* Tác giả đã miêu tả sự giải thoát, sự giã từ của Lorca về cõi bất tử bằng sự thấu hiểu, sự cảm thông (khổ 5 và 6, trọng tâm là khổ 6)
* Giai điệu lila
III, ĐÁNH GIÁ
- Bài thơ sử dụng thành công các chất liệu văn hóa Tây Ban Nha –một môi trường văn hóa đã nuôi dưỡng, đã hun đúc tài năng, nhân cách, tâm hồn Lorca. Người viết đã cố gắng đưa chất nhạc dân gian, đưa những hình ảnh chứa đựng chủ đề lớn trong sáng tác của Lorca vào lời thơ để mô phỏng âm thanh, mô phỏng cách đệm đàn ghita.
- Thanh Thảo đã dựng nên chân dung Lorca – người nghệ sĩ của tình yêu và sự sống, kẻ du ca tài hoa, đơn độc. Con người tài hoa, đam mê tự do và sáng tạo cũng là con người có số phận bất hạnh
- Khắc họa hình tượng Lorca là Thanh Thảo đã thể hiện sự tri ân giữa người nghệ sĩ phương Đông và người nghệ sĩ phương Tây.