Câu 4: Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác giàu hình ảnh và cảm xúc của tác giả. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Câu 5: Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre.
CHÚC BẠN HỌC TỐT, NHỚ VOTE CẢM ƠN NẾU THẤY HAY THÌ CHO MK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ ! UwU