Câu 5:
>> Các hoang mạc và sa mạc ở lục địa Ô - xtrây - li - a:
- Hoang mạc Vic-to-ri-a lớn.
- Hoang mạc Xim-sơ n.
- Hoang mạc Ta-na-mi.
- Sa mạc Lớn.
>> Giải thích:
- Lục địa Ô - xtrây - li - a có khí hậu khô hạn. Vì:
+ Phía tây có dòng biển lạnh Tây Ô - xtrây - li - a đi qua.
+ Phía đông có các dãy núi cao chắn gió ấm của dòng biển nóng đông Ô - xtrây - li - a đi qua.
+ Có đường chí tuyến nam đi qua giữa lục địa.
Câu 6:
>> Giải thích:
- Phía Tây châu Âu có gió Tây Ôn Đới thổi vào thường xuyên, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương đi qua. Chính vì thế, khí hậu ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều.
Câu 7:
>> Khác nhau:
*Môi trường ôn đới hải dương:
- Ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,....
- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Trên 0°C.
- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.
- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.
- Sông ngòi quanh năm, không đóng băng.
- Có rừng sồi, dẻ.
*Môi trường ôn đới lục địa:
- Khu vực Đông Âu.
- Mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.
- Phía nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.
- Trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng và mùa đông.
- Có rừng và thảo nguyên. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam.
- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá lạnh. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.
Câu 8:
>> Thực trạng và vấn đề bảo vệ rừng Amazon:
*Thực trạng:
- Hiện nay, rừng Amazon đang dần cạn kiệt tài nguyên, động - thực vật ngày càng suy giảm.
+ Do có sự tác động lớn của bàn con người chạm vào; khai thác gỗ, khoáng sản để sản xuất, diện tích đất làm nhà hay làm vườn, săn bắt các loài động vật quý hiếm.
+ Ảnh hưởng tới môi trường rừng Amazon và cân bằng sinh thái toàn cầu.
+ Con người đã châm lửa, đốt rừng nhằm lấy diện tích làm nhà hay làm vườn, chuẩn bị cho vụ thu hoạch sắp tới. Dần dần lửa lan ra mọi phía, gây nên vụ cháy rừng Amazon thảm khốc.
*Đặt vấn đề:
- Các thực trạng trên đã làm cho rừng Amazon cạn kiệt dần. Chính vì thế, cần phải đặt ra vấn đề bảo vệ rừng Amazon, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách nhanh chóng và hiệu quả.
>> Sự cần thiết phải bảo vệ rừng Amazon:
- Là nguồn dự trữ sinh học quý giá. là lá phổi xanh của Trái Đất.
- Khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt.
- Xây dựng và phát triển các đô thị mới.
- Đất đai màu mỡ, nguồn nước, khoáng sán phong phú.
- Nhiều diện tích đất, cung cấp và có tiềm năng phát triển kinh tế.
- Điều hoàn khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.
⇒ Chính vì vậy, cần phải bảo vệ rừng Amazon.