Nung nóng m gam hốn hợp A gồm oxit sắt FexOy và Al , Sau khi phản ứng xảy ra xong ( hiệu suất 100%) ta được chất rắn B. Chất rắn B tác dụng vừa hết với 280 ml dung dịch NaOH 1M. thấy có 6,72 lít khí H2 (đktc) bay ra và còn lại 5,04 gam chất rắn.Công thức của oxit sắt (FexOy) và giá trị của m là:A.Fe3O4 và 13,2 gamB.Fe3O4 và 14,52 gam.C.Fe2O3 và 14,52 gam.D.FeO và 14,52 gam.
Với xúc tác men thích hợp chất hữư cơ X bị thuỷ phân hoàn toàn cho hai aminoaxit thiên nhiên A và B với tỷ lệ số mol của các chất trong phản ứng như sau: 1 mol X + 2 mol H2O --> 2 mol A + 1 mol B.Thuỷ phân hoàn toàn 20,3 gam X thu được m1 gam A và m2 gam B. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam B cần 8,4 lít O2 ở đkc thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,23 lít N2 ở 270C, 1 atm. B có CTPT trùng với CTĐG. A,B và giá trị m1, m2 là.A.NH2-CH2-COOH (15g), CH2(NH2)-CH2-COOH; 8,95(g).B.NH2-CH2-COOH(15,5g),, CH3-CH(NH2)-COOH; 8,9(g).C.NH2-CH2-CH2-COOH(15g) , CH3-CH(NH2)-COOH; 8,9(g).D.NH2-CH2-COOH(15g), CH3-CH(NH2)-COOH, 8,9(g).
Người ta nhận thấy nơi các mối hàn kim loại dễ bị rỉ (gỉ, mau hư) hơn so với kim loại không hàn, nguyên nhân chính là:A.Do nơi mối hàn thường là hai kim loại khác nhau nên có sự ăn mòn điện hóa họcB.Do nhiệt độ hàn kim loại cao làm biến dạng bản chất kim loại cần hànC.Do kim loại làm mối hàn không chắc bằng kim loại được hànD.Do kim loại nơi mối hàn dễ bị ăn mòn hóa học hơn
Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Khi oxi hóa (H = 100%) m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm hai axit hữu cơ tương ứng có d Y/X = x. Giá trị của x trong khoảng nào sau đây ?A.1,62 < x < 1,75.B.1,36 < x < 1,53.C.1,53 < x < 1,62.D.1 < x < 1,36.
Nung 44 gam hỗn hợp X gồm Cu và Cu(NO3)2 trong bình kín cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chất rắn Y phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5 M và thấy Y tan hết. Khối lượng Cu và Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp X là :A.12,4 g Cu; 31,6 g Cu(NO3)2B.9,6 g Cu; 34,4 g Cu(NO3)2C.6,4 g Cu; 37,6 g Cu(NO3)2D.8,8 g Cu; 35,2 g Cu(NO3)2
Trong các thuốc thử sau : (1) dung dịch H2SO4 loãng , (2) CO2 và H2O, (3) dung dịch BaCl2 , (4) dung dịch HCl . Thuốc tử có thể dùng phân biệt được các chất rắn riêng biệt gồm: CaCO3, BaSO4 , K2CO3 , K2SO4 làA.(2) và (4)B.(1) và (2)C.(1), (2), (4)D.(1), (2), (3)
Cho V lít hổn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4 , trong đó số mol của C2H2 bằng số mol của C2H4 đi qua Ni nung nóng (hiệu suất đạt 100%) thu được 11,2 lít hổn hợp khí Y (ở đktc), biết tỷ khối hơi của hổn hợp Y đối với H2 là 6,6. Nếu cho V lít hổn hợp X đi qua dung dịch Brom dư thì khối lượng bình Brom tăngA.2,7 gamB.5,4 gamC.4,4 gamD.6,6 gam
Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hoà tan tối đa bao nhiêu gam bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra.A.7,2 gam.B.32 gam.C.14,4 gamD.16 gam.
Trong số các polime sau: [- O-(CH2)2OOC-(C6H4)- CO-]n (1); [-NH-(CH2)5 -CO -]n (2) ; [-NH-(CH2)6- CO-]n (3) ; [C6H7O2(OOCCH3)3]n (4) ; (-CH2-CH2-)n (5) ; (-CH2-CH=CH-CH2-)n (6) . Polime được dùng để sản xuất tơ là:A.(4); (5); (6)B.(3); (4); (5); (6)C.(5); (6)D.(1); (2); (3); (4)
Cho 20,7 gam hỗn hợp CaCO3 và K2CO3 phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Sục toàn bộ khí Y từ từ vào dung dịch chỉ chứa 0,18 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Hỏi m có giá trị trong khoảng nào:A.35,46 ≥ m > 29,55B.35,46 ≥ m ≥ 29,55C.35,46 ≥ m ≥ 30,14D.35,46 ≥ m > 0
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến