A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi dưới đây:
… “Nhậu nhẹt suốt ngày như thế làm sao phát triển được. Trước đây, người Việt chúng ta không thua kém chiều cao so với người Nhật, Trung Quốc, nhưng nay chúng ta đã thấp hơn kể cả với các nước láng giềng” - lời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh trong buổi nói chuyện - chính xác - là “tiếp lửa” cho những người trẻ. Và ông nói đến hiện tượng các bạn trẻ chủ yếu ngồi cà phê, ăn nhậu suốt ngày, thay vì tập thể dục thể thao, như một căn nguyên cho căn bệnh thấp bé nhẹ cân. Ông Bí thư trẻ nhấn mạnh người trẻ sống cần phải có lý tưởng, hoài bão, yêu quê hương... “Tôi tin các bạn ai cũng muốn một ngày nào đó sẽ làm Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố. Đó là ước mơ chính đáng...” - ông nói. Thật buồn với những “kỷ lục ngược” của người Việt nhất khu vực, nhất Châu Á, nhất thế giới. Thật buồn khi những “thánh chém”, “thánh nổ”, hay “anh hùng bàn phím” ngập tràn, trong khi tính theo năng suất lao động thì 15 người Việt mới làm việc bằng một người Singapore. Hay một điều tra xã hội học cho biết: Kiểu sống khép mình, ít tham gia các hoạt động xã hội chiếm tới 60% trong sinh viên. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. 10% số sinh viên công việc chính là vui chơi, hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, kiểu “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Chúng ta không thể cứ tụ tập đàn đúm nhậu nhẹt, tiêu thụ 3 tỉ lít bia mỗi năm và ngồi đó mơ ước thay đổi vận mệnh bản thân. Chúng ta không thể lê la cà phê vỉa hè chém gió chuyện bầu cử Mỹ, chiến tranh Sirya hay khủng bố ở Bỉ mà đòi đất nước hóa rồng, hóa hổ. Chúng ta càng không thể cười khẩy kiểu “tự kỷ”: Chỉ là dài hơn chứ không phải cao hơn. Hãy thắp một ngọn nến, thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm. Tại sao lại không mơ ước một ngày nào đó có thể đàng hoàng trở thành Bí thư, Chủ tịch thành phố?
(Trích Hãy mơ làm Bí thư, chủ tịch thành phố - Báo Tuổi trẻ.)
1. Xác định nội dung chính của văn bản. (1.0)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5)
3. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh thấp bé nhẹ cân của giới trẻ Việt Nam? (0,5)
4. Từ những câu nói “Chúng ta không thể cứ tụ tập đàn đúm nhậu nhẹt, tiêu thụ 3 tỉ lít bia mỗi năm và ngồi đó mơ ước thay đổi vận mệnh bản thân. Chúng ta không thể lê la cà phê vỉa hè chém gió chuyện bầu cử Mỹ, chiến tranh Sirya hay khủng bố ở Bỉ mà đòi đất nước hóa rồng, hóa hổ. Chúng ta càng không thể cười khẩy kiểu “tự kỷ”: “Chỉ là dài hơn chứ không phải cao hơn”, Anh, chị rút cho mình bài học gì?
A.
B.
C.
D.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trái tim hoàn hảo
Tác giả: Khuyết Danh
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói: - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra.”
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại.”
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
A.
B.
C.
D.