Câu 1:
a) Hiện tượng ngày và đêm.
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.
- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.
b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.
- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.
- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.
Câu 2:
Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do:
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
Câu 3:
a)
- Khi biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta thường sử dụng các loại kí hiệu sau:
- Kí hiệu điểm (ví dụ: cảng biển
- Kí hiệu đường (ví dụ: đường ranh giới quốc gia)
- Kí hiệu diện tích( ví dụ: vùng trồng lúa)
b)Vì bảng chú giải giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.
Câu 4:
- Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng.
- Khác nhau:
+ Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m; không có sườn.
+ Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m; sườn dốc hoặc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh; là dạng địa hình miền núi.
Câu 5:
Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất:
- Các hiện tượng thời tiết mây, mưa, sấm chớp, gió, bão, sương mù..tảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.
- Khí quyển chứa oxi duy tri sự sống trên Trái Đất, ngoài ra hơi nước trong khí quyển cũng cung cấp độ ẩm và nguồn nước cho sự sống.
- Lớp ô dôn trong tầng bình lưu có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
Sorry câu 6 bạn tự lm nhé! Chúc bạn học tốt!