Chất X có công thức phân tử C2H7NO3. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y (MY > 100) và khí Z là quì tím chuyển màu xanh. Khí Z là :
A. Khí cacbonic. B. Etylamin.
C. Amoniac. D. Metylamin.
X là CH3NH3HCO3
CH3NH3HCO3 + 2NaOH —> CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O
—> Z là metylamin.
Hoà tan m gam Kali vào 1 lít dung dịch Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,1M. Đun nhẹ cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được dung dịch D có khối lượng tăng 5,8 gam so với ban đầu, trong phần Y bay ra khỏi bình có chứa 6 gam nước
a. Tính m
b. Cho từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch D (không có khí bay ra). Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng
Lắp dụng cụ như hình vẽ thì có thể dùng để thu được sản phẩm của thí nghiệm nào trong số ba thí nghiệm sau:
(1) Điều chế CH3COOC2H5 từ ancol etylic và axit axetic. (2) Điều chế CH3COOH từ CH3COONa và H2SO4. (3) Điều chế but-2-en từ butan-2-ol.
A. chỉ có (2). B. chỉ có (1).
C. (1) và (2) D. (1) và (3).
Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 51,36 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q thu được 18,144 lít khí CO2 và 19,44 gam H2O. Tổng số nguyên tử có trong phân tử Z là
A. 41. B. 40. C. 42. D. 30.
Hỗn hợp E gồm aminoaxit X, đipeptit Y (C4H8O3N2) và muối của axit vô cơ Z (C2H8O3N2). Cho E tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được 4,48 lít khí T (đo ở đktc, phân tử T có chứa một nguyên tử nitơ và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối. Giá trị của m là
A. 38,4. B. 47,1. C. 49,3. D. 42,8.
Điện phân 800 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 9,65A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (giả sử muối đồng không bị thủy phân):
Giá trị của t trên đồ thị là
A. 2400. B. 3600. C. 1200. D. 3800
Đốt nóng một đơn chất A ở nhiệt độ cao thích hợp với lượng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp X gồm 2 sản phẩm. Cho toàn bộ X vào trong dung dịch Ba(OH)2 loãng, phản ứng hoàn toàn, chỉ thu được dung dịch Y (có khí thoát ra hết và chứa duy nhất một chất tan). Cho vài giọt dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Y, thu được kết tủa duy nhất B và dung dịch D (chứa 2 chất tan). Bỏ qua sự thủy phân các chất tan trong dung dịch. Xác định các chất và hỗn hợp A, B, D, X, Y.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 và dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc dư (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ 2:1) vào dung dịch HCl dư (e) Cho CuO vào dung dịch HNO3 (f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ Số thí nghiệm thu được 2 muối là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Số đồng phân cấu tạo là tetrapeptit có cùng công thức phân tử C9H16O5N4 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon. (c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Thực hiện este hóa giữa một axit hữu cơ, đơn chức, mạch hở và một rượu no, đơn chức, mạch hở. Sau phản ứng tách lấy hỗn hợp X chỉ gồm este, axit và rượu. Cho 19,48 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được 10,12 gam rượu và m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 19,48 gam hỗn hợp X thì thu được 20,608 lít CO2 (đktc) và 15,48 gam H2O. Hóa hơi hoàn toàn lượng rượu trên thì thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 3,52 gam CH4 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến