Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khổi lượng là 24 gam (dư) đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là:A. 22,4 gam. B. 11,2 gam. C. 20,8 gam. D. 16,8 gam.
Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hoà tan 32 gam CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn giảm 0,5%. Khối lượng lá Zn trước khi tham gia phản ứng là:A. 4 gam. B. 6 gam. C. 1,3 gam. D. 6,5 gam.
Cho 13,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 11,43 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là:A. 9,75. B. 11,725. C. 14,625. D. 8,75.
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?A. Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Thép cacbon để trong không khí ẩm. C. Cho kim loại Cu vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl. D. Đốt dây Fe trong khí oxi.
Những đồ vật nào làm bằng kim loại dưới đây không bị rỉ sét trong không khí nhờ màng oxit bảo vệ?A. Mg và Cu. B. Al và Fe. C. Al và Zn. D. Zn và Fe.
Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R hoá trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian khi số mol 2 muối bằng nhau, lấy 2 thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2% còn khối lượng thanh thứ 2 tăng 28,4%. Nguyên tố R là nguyên tố nào sau đây? A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe.
Theo phản ứng hoá học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu, để có sản phẩm là 0,1 (mol) Cu thì khối lượng sắt tham gia phản ứng là:A. 2,8 (g). B. 5,6 (g). C. 11,2 (g). D. 56 (g).
Cho 4 dung dịch muối sau: CuSO4, Na2SO4, NaCl, Ba(NO3)2. Dung dịch muối sau khi điện phân cho ra một dung dịch axit là?A. CuSO4. B. Na2SO4. C. NaCl. D. Ba(NO3)2.
Trộn 12,15 gam bột Al với 72 gam Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm khối lượng chất rắn thu được làA. 92,25 gam. B. 84,15 gam. C. 97,65 gam. D. 77,4 gam.
Cho 1 đinh sắt vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh sắt ban đầu là 10,4 gam. Khối lượng của cây đinh sắt ban đầu là: A. 11,2 gam. B. 5,6 gam. C. 16,8 gam. D. 8,96 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến