Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. Na2SO3 khan. B. dung dịch NaOH đặc.
C. dung dịch H2SO4 đậm đặc. D. CaO.
Dung dịch H2SO4 đậm đặc làm khô khí Cl2 bị ẩm vì nó hút nước mạnh và không phản ứng với Cl2.
Các chất còn lại cũng hút được hơi ẩm nhưng đồng thời có tác dụng với Cl2 nên không dùng để làm khô:
Na2SO4 + Cl2 + H2O —> Na2SO4 + 2HCl
NaOH + Cl2 —> NaCl + NaClO + H2O
CaO + H2O —> Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Cl2 —> CaOCl2 + H2O
Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.
B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.
C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.
D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Ca.
C. Be. D. Cu.
Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO.
C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca.
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A. 400 ml. B. 200 ml.
C. 800 ml. D. 600 ml.
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl-.
B. sự oxi hoá ion Cl-.
C. sự oxi hoá ion Na+.
D. sự khử ion Na+.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến