Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng U = 300 V. Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện d1 = 0,8 cm. Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng ΔU = 60 V.A. t = 0,9 s. B. t = 0,19 s. C. t = 0,09 s. D. t = 0,29 s.
Công của lực điện không phụ thuộc vàoA. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra. B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường. D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
Trong các cách nhiễm điệnI: do cọ xát. II: do tiếp xúc. III: do hưởng ứng.Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật nhiễm điện không thay đổi ?A. I B. I và III C. II D. III
Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trườngA. âm. B. dương. C. bằng không. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Có bốn quả cầu kim loại, kích thước giống nhau. Các quả cầu mang các điện tích: +2,3 μC; -264.10-7μC; -5,9μC; +3,6.10-5μC. Cho bốn quả cầu đồng thời tiếp xúc với nhau, sau đó lại tách chúng ra. Điện tích mỗi quả cầu làA. q = + 7,21 μC B. q = + 2,5 μC C. q = -1,5 μC D. q = + 1,5 μC
Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích Q1 và Q2, ở khoảng cách r đẩy nhau với lực F0. Sau khi cho chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách r chúng sẽA. Hút nhau với F < F0. B. Đẩy nhau với F < F0. C. Đẩy nhau với F > F0. D. Hút nhau với F > F0.
Hai vật dẫn mang điện đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai vật đó giảm đi hai lần nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng và đổ đầy vào giữa chúng một chất điện môi lỏng có ε = 4. Khi đó lực tương tác giữa hai vật làA. Tăng lên hai lần B. Giảm đi hai lần C. Tăng lên bốn lần D. Không đổi
Hai quả cầu kim loại cùng kích thước. Ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau, người ta thấy chúng đẩy nhau. Có thể kết luận rằng cả hai quả cầu đềuA. tích điện dương B. tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau. C. tích điện âm. D. tích điện trái dấu nhưng có độ lớn không bằng nhau.
Lực tương tác tĩnh điện Coulomb được áp dụng đối với trường hợp A. hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất lớn so với kích thước của chúng. B. hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất nhỏ so với kích thước của chúng. C. hai vật tích điện được coi là điện tích điểm và đứng yên. D. hai vật tích điện được coi là điện tích điểm có thể đứng yên hay chuyển động.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến