Hòa tan sắt(II) oxit bằng dung dịch axit sufuric đặc, nóng thu được dung dịch chứa chất tan làA.sắt(II) sunfat.B.sắt(III) sunfat.C.sắt(II) sunfit.D.sắt(III) sunfit.
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm CuO, Al2O3, Fe3O4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn toàn thu được (m-4,8) gam hỗn hợp rắn và hỗn hợp khí Y. Hấp thụ Y vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m làA.10.B.20.C.30.D.40.
Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch H2SO4 dư, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của m làA.2,7 gam.B.5,3 gam.C.8,1 gam.D.10,2 gam.
Cho các loại polime sau: polietilen; polipropilen; polibutadien và polistiren. Polime mà monome có phân tử khối lớn nhất là:A.polietilen.B.polipropilen.C.polibutadien.D.polistiren.
Một mẫu nước có chứa các muối tan: MgCl2 và Ca(HCO3)2. Mẫu nước này được gọi làA.nước mềm.B.nước cứng tạm thời.C.nước cứng vĩnh cửu.D.nước cứng toàn phần.
Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe(NO3)2 làA.0.B.+1.C.+2.D.+3.
Sử dụng phương pháp hoá học phân biệt các khí: O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt ta có thể dùngA.quỳ tím ẩm và tàn đóm còn đỏ.B.quỳ tím ẩm và giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2.C.tàn đóm còn đỏ và NaOH.D.NaOH và giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2.
Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí: H2, N2 và NH3. Để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp bằng phương pháp hoá học ta có thể dùngA.quỳ tím ẩm, CuO đun nóng.B.quỳ tím ẩm, dung dịch HCl, CuO đun nóng.C.quỳ tím ẩm, tàn đóm còn đỏ, CuO đun nóng.D.quỳ tím ẩm, dung dịch NaOH, CuO đun nóng.
Cho các loại polime sau: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, tơ axetat, tơ capron và nilon-6. Số polime thuộc loại poliamit là:A.1.B.2.C.3.D.4.
Để loại bỏ khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào ?A.HClB.H2C.HgD.NH3
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến