Chỉ dùng 1 thuốc thử nhận biết các chất lỏng riêng biệt sau: benzen, nước, rượu etylic.
Dùng CuSO4 khan nhận ra H2O do đổi màu trắng thành xanh. Cho H2O vào 2 mẫu còn lại, lắc đều rồi để yên. Phân lớp là C6H6, trong suốt là C2H5OH.
Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức tác dụng hết với CuO dư thu được hỗn hợp khí và hơi A. Làm lạnh A rồi cho tác dụng với Na dư thu được 0,56 lít H2 đktc. Biết cả hai ancol trong X đều tác dụng với CuO. Tỉ khối của A so với H2 bằng:
A. 16,4 B. 33,8 C. 20,9 D. 38,8
Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn. (b) Metyl acrylat, Tripanmitin và Tristearin đều là este. (c) Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được Glixerol. (d) Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là 3. (e) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa. (g) Hợp chất H2N-CH2-COO-CH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ aminoaxit no, mạch hở trong phân tử có 1 -NH2 và 1 -COOH) thu được b mol CO2 và c mol H2O và d mol N2. Biết b – c = a. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là
A. 60,4. B. 28,4. C. 30,2. D. 76,4.
Đốt cháy hoàn toàn 4,16 gam hỗn hợp X gồm RCOOH và RCOOC2H5 thu được 4,256 lít khí CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O. Mặt khác, 2,08 gam hỗn hợp X phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 0,46 gam ancol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,484. B. 4,70. C. 2,35. D. 2,62.
Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit axetic phản ứng được với dung dịch NaOH. (b) Lysin làm quỳ tím ẩm hóa xanh. (c) Phenol (C6H5OH) phản ứng được với dung dịch NaHCO3. (d) Dung dịch axit glutamic làm đổi màu quỳ tím. (e) Phenol (C6H5OH) có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2. (g) Stiren tham gia phản ứng cộng Br2 trong dung dịch nước. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Điện phân dung dịch (có màng ngăn xốp, điện cực trơ) dung dịch có chứa CuSO4 và KCl, với cường độ dòng điện I = 1,93A (giả sử các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân ở cả 2 điện cực theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị sau
Giá trị của x là
A. 2,688 B. 2,632 C. 4,592 D. 3,08
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Na2O, K2O, Ba và BaO vào nước, thu được 200 ml dung dịch Y và a mol H2. Cho bột Al vào 200 ml dung dịch Y, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z, b mol H2 và c gam chất rắn. Thêm 100 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,4xM và H2SO4 xM vào Z, thu được 43,58 gam kết tủa và dung dịch T chỉ chứa 4 muối clorua cùng nồng độ mol/l. Biết a+ b = 0,43. Phần trăm khối lượng Na2O trong E là A. 6,27%. B. 4,25%. C. 5,12%. D. 4,56%
Cho từ từ 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 x mol/l, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,75. B. 0,50. C. 1,00. D. 1,50.
Hỗn hợp A có thể tích V (đktc) chứa CH4, C4H4, C3H4 và H2. Đốt cháy hoàn toàn A thu được sản phẩm là CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Nung nóng A một thời gian thu được hỗn hợp khí B (không có ankadien) có thể tích (V – 19,04) lít đktc. Dẫn B qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 46,6 gam kết tủa và thoát ra hỗn hợp khí C. Dẫn C qua dung dịch brom thấy 0,2 mol brom phản ứng và thoát ra 0,45 mol khí. Biết để hidro hóa hoàn toàn hidrocacbon trong A cần dùng 1,8 mol H2. Phần trăm khối lượng kết tủa có phân tử khối lớn nhất là ?
Thực hiện thí nghiệm sau : Lấy hai thanh kim loại Mg-Cu nối với nhau bằng một dây dẫn nhỏ qua một điện kế rối nhúng một nửa thanh vào dung dịch HCl người ta thấy có các hiện tượng sau, em hãy giải thích các hiện tượng đó ? – Kim kế điện lệch đi. – Cực anot tan dần. – Xuất hiện khí H2 ở catot. – Xuất hiện dòng điện chạy từ thanh Cu sang thanh Mg.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến