-Nguyên nhân khởi nghĩa nông dân Tây Sơn: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu và mục nát; quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đang áp, bóc lột nhân dân thậm tế và đua nhau ăn chơi xa xỉ; nông dân bị địa chủ, cường hảo lấn chiếm ruộng đất; người dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế, còn người dân miền núi phải nộp nhiều lâm thổ sản như ngà voi, rừng tê, mật ông,....Cuộc sống của người dân ngàuy càng cơ cực, nổi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao nên đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
-Người dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu là do:
+Sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.
+Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.
+Các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.