Trong bài thơ Viếng lăng Bác, hai khổ thơ hai và ba đã thể hiện được hoàn cảnh khi tác giả đi vào trong lăng viếng Bác và ở trong lăng Bác. Còn khổ thơ "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!.." cho đến "Rước Bác vào chơi, thấy Bác cười" của bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu đã thể hiện được tình cảm kính yêu của nhà thơ đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Về điểm giống, hai khổ thơ trong Viếng lăng Bác và khổ thơ của Tố Hữu đều thể hiện sự ra đi của Bác. Đó là hình ảnh "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên" và "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!". Cả hai hình ảnh thơ đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để thể hiện sự ra đi của Bác. Cách nói giảm nói tránh ấy giúp cho sự ra đi của Bác trở nên nhẹ nhàng, chỉ giống như một giấc ngủ bình yên, hay là chuyến đi đến với các thế hệ tổ tiên đi trước mà thôi. Đồng thời, cách nói của hai tác giả cũng thể hiện được sự xót thương đối với sự ra đi của Bác. Về điểm khác nhau, nếu như hai khổ thơ trong Viếng lăng Bác thể hiện được sự kính yêu và tôn kính đối với những công ơn của Bác thì khổ thơ trong bài thơ "Bác ơi!", tác giả đã thể hiện được hình ảnh của Bác hiển hiện trong chiến thắng của dân tộc. Khổ hai của bài Viếng lăng Bác đã thể hiện được sự kính yêu của tác giả đối với Bác qua các hình ảnh vĩ đại như mặt trời, tràng hoa, trời xanh thì khổ thơ của nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện được hình ảnh của Bác với chiến thắng miền Nam. Dường như chúng ta thấy được mong ước lớn nhất của Bác đó là miền Nam được giải phóng, được giải phóng và đất nước thống nhất.