a. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
( “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)
=> Phép so sánh ngang bằng
=> Tác dụng: giúp cho hình ảnh quê hương thêm sinh động, giàu hình ảnh. Qua việc so sánh với chùm khế ngọt, với đường đi học đều là hình ảnh thân thuộc thì đoạn văn cũng đã thể hiện sự thân thương đối với quê hương
b. Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt
=> Phép so sánh ngang bằng
=> Tác dụng: giúp cho hình ảnh ý chí, nghị lực to lớn và luôn lâu dài như núi non, sông nước.
c. Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí minh Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. (Phong Nhã)
=> Phép so sánh khôngngang bằng
=> Tác dụng: giúp miêu tả cho sự yêu thương của thiếu nhi với Bác thêm giàu cảm xúc và lời văn hay hơn
d. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
(“Quê hương”- Tế Hanh)
=> Phép so sánh ngang bằng
=> Tác dụng: giúp hình ảnh miêu tả về chiếc thuyền ra khơi thêm mạnh mẽ và hăng hái như con tuấn mã, lời thơ giàu cảm xúc
e. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. (“Cô Tô” - Nguyễn Tuân)
=> Phép so sánh ngang bằng
=> Tác dụng: giúp việc miêu tả cảnh mặt trời mọc thêm hấp dẫn và kì diệu giống lòng đỏ một quả trứng, sự vật quả trứng thân thuộc cũng giúp các độc giả dễ hình dung hình ảnh hơn
g. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ… Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình. ( “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”- Xi-at-tơn)
=> Phép so sánh ngang bằng
=> Tác dụng: giúp thể hiện tình cảm của mình với thiên nhiên thêm hấp dẫn, sinh động hơn