* Tình huống: Vì chiến tranh, hai cha con ông Sáu phải xa cách nhau 8 năm , chỉ được nhìn thấy nhau qua những bức hình. Sau khi ông về thăm nhà thì bé Thu không nhận ra ba
-> ý nghĩa: giúp cho các nhân vật bọc lộ được tính cách và phẩm chất đồng thời làm câu chuyện hấp dẫn hơn.
* chi tiết “vết thẹo dài bên má phải”:
- Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật độc đáo, vừa thắt nút truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, lại vừa mở nút truyện. vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba. Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, chi tiết vết thẹo đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.
- Chi tiết nghệ thuật vết thẹo góp phần quan trọng thể hiện tính cách và tình cảm của nhận vật bé Thu – một em bé có bản lĩnh và có tình yêu ba sâu sắc.
- Chi tiết nghệ thuật vết thẹo còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh và là lời tố cáo chiến tranh. Chiến tranh không chỉ tàn phá thể xác mà còn làm tổn thương tinh thần.
-> Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.