Câu 1:
Nguyên nhân :
+ Do ách đô hộ , thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm nhân dân ta ở
khắp nơi căm phẫn, muốn nổi dậy khởi nghĩa.
Kết quả
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
Ý nghĩa:
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền
độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
+ Cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của
nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
+ Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên
cường.
Câu 3:
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
Năm 40- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248- Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
Năm 550- Triệu Quang Phục giành độc lập
Năm 722- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Năm 776 - 794 Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Năm 905- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ (năm 930 - 931).
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:
- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.
Câu 5:
Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta truyền thống quý báu.
+ Lòng yêu nước.
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
+ Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
+ Kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh bảo vệ đất nước.
Câu 7:
Nguyên nhân
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
- Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho
thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của
Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai.
* Diễn biến
Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo
đường biển.
Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng
lúc thủy triều lên.
Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.
Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.
Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.
Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá
cà quyết liệt
Kết quả trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi về phía ta
* Ý nghĩa
- Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Chiến
thắng đã đập tan mưu đồ xâm lược của nhà Nam Hán ,
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, khẳng định nền độc lập của dân
tộc ta. Đồng thời mở ra một thời kì mới – Thời kì xây dựng và bảo vệ
nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
Kế hoạch của Ngô Quyền độc đáo ở chỗ:
Đã biết lợi dụng thủy triều lên xuống lên xuống để đánh quân xâm lược.
Câu 8:
Kinh tế
+ Nông nghiệp
- Trồng lúa một năm hai vụ , biết dùng sức kéo của trâu bò
- Làm ruộng bậc thang, sáng tạo ra guồng nước
- Trồng các loại cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản
- Nghề đánh cá phát triển
+ Thủ công nghiệp
Nghề làm gốm phát triển
+ Về thương nghiệp
Thường xuyên trao dổi buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ
* Văn hóa
- Chữ viết: Chữ Phạn
- Tôn giáo: Đạo Bà – la – môn, Đạo Phật
- Phong tục: Hỏa táng người chết, ăn trầu cau, ở nhà sàn
- Kiến trức, điêu khắc: Tháp Chăm, đền tượng
- Người Chăm và người Việt có quan hệ lâu đời.
Câu 2 và câu 4 mình không bt nha. Thông cảm cho mình.
Cảm ơn bạn nhiều.