C1:Chính sách văn hóa ,giáo dục của Pháp có phải là khai hóa văn minh cho người Việt không?Vì sao.
- Chính sách văn hóa ,giáo dục của Pháp không phải là khai hóa văn minh cho người Việt.
- Vì lúc đầu Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, song trong một số kì thi có thêm môn tiếng Pháp. Về sau, do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị. Vì vậy mà chính quyền thực dân Pháp mới bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
C2:Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có tác động như thế nào đối với nền kinh tế ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XX?
- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.
Trong đó,giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?
* Địa chủ:
- Bộ phận quan lại địa chủ không bị xóa bỏ, ngược lại số lượng ngày càng đông thêm, địa vị kinh tế và chính trị được tăng cường.
- Giai cấp địa chủ phong kiến VN đầu hàng, làm tay sai cho Pháp.
- Giai cấp địa chủ phong kiến VN cũng có sự phân hóa:
+ Một số ít câu kết với Pháp để bóc lột, áp bức nhân dân.
+ Một số còn có tinh thần yêu nước.
* Nông dân:
- Cuộc sống của nông dân vô cùng cơ cực:
+ Họ bị thực dân và địa chủ phong kiến tước đoạt ruộng đất.
+ Họ phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số khoản phụ thu của chức dịch trong các làng.
+ Nông dân bị bần cùng hóa và phá sản.
C5:Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?Nêu những hành động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước?Việc lựa chọn con đườngcứu nước đó có gì mới so với các nhà yêu nước trước đó?
-Xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn và rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối. Vì vậy mà Nguyễn Tất Thành quyết điịnh ra đi tìm đường cứu nước mới.
- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anhhưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.
- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học — kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác — Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.
C3:Mục đích đấu tranh của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?
- Đánh Pháp cứu nước, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến.
- Đến đầu thế kỉ XX, cuộc vận động cứu nước của ta đã đi theo con đường dân chủ tư sản.
+Sở dĩ con đường dân chủ tư sản trở thành con đường đi của nước ta vì Nhật Bản là nước đã đi theo con đường này và đã trở nên giàu có đã kích thích nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước ta đầu thế kỉ XX, chúng ta có thể tiếp nhận được xu hướng mới này, khác với tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX.
Ui chà, chúc bạn học tốt nha! @@