Cho 0,1 mol anpha aminoaxit X tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ vs 250ml dd NaOH 1M thu được dd B cô cạn dung dịch B còn lại 20,625 gam chất rắn khan. CTCT của X là
Dung dịch B chứa:
(NH2)xR(COO-)y: 0,1 mol
Cl-: 0,05 mol
Na+: 0,25 mol
Bảo toàn điện tích: 0,1y + 0,05 = 0,25
—> y = 2
m rắn = 0,1(R + 16x + 88) + 0,05.35,5 + 0,25.23 = 20,625
—> R + 16x = 43 —> R = 27, x = 1
X là NH2-C2H3(COOH)2
Cho 500ml dung dịch NaOH 1M vào 500ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch x. Tính nồng độ mol của x.
Hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Cho 44 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,8 gam B. 24,1 gam C. 21,4 gam D. 28,7 gam
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ mol 4 : 1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là
A. 146,8. B. 145. C. 151,6. D. 148.
Cho hỗn hợp T gồm 2 axit đa chức A, B và 1 axit đơn chức C (số cacbon trong các chất không vượt quá 4 và chúng đều mạch hở, không phân nhánh ), nA = nB. Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau : Phần 1 : Cho tác dụng dung dịch NaOH dư thì thấy có 1,02 mol NaOH phản ứng, Phần 2 : Đem đốt cháy trong Oxi dư thì thu được V lít CO2 và 14,04 gam nước. Phần 3 : Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 104,76(g) kết tủa. Biết số mol của CO2 lớn hơn 2 lần số mol Nước và số mol của A và B bằng nhau. Giá trị V gần nhất với :
A. 51 B. 52 C. 53 D. 54
Xà phòng hóa hoàn toàn 21,45 gam chất béo cần dùng 3 gam NaOH thu được 0,92 gam glixerol và m gam hỗn hợp muối natri. Giá trị của m là:
A. 37,65 B. 26,10 C. 23,53 D. 22,72
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20 B. 97,20 C. 98,75 D. 91,00
Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp A gồm etylen điamin và anđehit oxalic hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,64 gam B. 29,55 gam. C. 19,7 gam D. 39,4 gam.
Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino axit no, mạch hở R (chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH) và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ R. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ R cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,2491. B. 2,5760. C. 2,3520. D. 2,7783.
Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là
A. 12,8 B. 6,4 C. 9,6 D. 3,2
Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là
A. 0,224 lít và 3,750 gam. B. 0,112 lít và 3,750 gam.
C. 0,112 lít và 3,865 gam. D. 0,224 lít và 3,865 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến