Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,5. B. 11,1. C. 9,7. D. 11,3.
NH2-CH2-COOH + NaOH —> NH2-CH2-COONa + H2O
nGly = 0,1 —> nGlyNa = 0,1 —> mGlyNa = 9,7
Hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và H2. Đốt m gam hỗn hợp X sau đó hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 24,96 gam. Cho m gam hỗn hợp X qua Ni đun nóng sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 19,2 gam brom. Mặt khác 23,184 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng tối đa với 72 gam brom (trong nước). Giá trị của m là
A. 12,55 B. 10,66 C. 11,23 D. 9,88
Trộn 3 mol N2 với 4,5 mol H2 ở điều kiện thích hợp, thu được hỗn hợp khí X (Trong đó có NH3). Biết hiệu suất của phản ứng N2 là 12,5%. Tính số mol H2 cần dùng để điều chế 76,5 kg NH3 trong điều kiện như trên.
Viết phương trình phản ứng và phương trình ion rút gọn (nếu có) khi cho Al tác dụng với NaNO3/NaOH
Để trung hòa hết 200 gam dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6% người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Xác định axit trên?
Cho 14,7 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Al vào bình đựng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,4 g chất rắn và có 5,6 lít khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,6M và H2SO4 1,5M. Khi phản ứng kết thúc thu khí NO duy nhất và dung dịch X. Khối lượng muối tạo thành khi cô cạn dung dịch X và thể tích khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn là?
A. 70,72 và 1,12 B. 73,42 và 1,12
C. 70,72 và 2,24 D. 73,42 và 2,24
Hỗn hợp A gồm ankan X, anken Y và ankin Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol A thu được 0,8 mol CO2 và 0,8 mol H2O
a) Xác định công thức phân tử của X,Y,Z.
b) Cho 0,4 mol A ở trên đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4. Tính khối lượng brom bị mất màu.
c) Cho 0,4 mol A đi qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 14,7 g kết tủa. Tính phần trăm thể tích trong A.
Cho các nhận định sau: a, Fe2+ oxi hóa được Cu. b, Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi thành ion của nó. c, Ăn mòn kim loại được chia thành 2 dạng: ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học. d, Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học Số nhận định đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Peptit X có công thức phân tử C5H8O2N2 thủy phân hoàn toàn 12,8 gam X trong dung dịch HCl thu được 2 muối của 2 amino axit. Tính khối lượng muối thu được?
A. 23,7. B. 24,5. C. 21,4. D. 19,6.
Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam chất hữu cơ X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa 600 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 tăng 37 gam đồng thời xuất hiện 78,8 gam kết tủa. a. Xác định công thức phân tử của X. Biết khi hóa hơi 10,4 gam X thu được thể tích khí bằng thể tích của 2,8 gam hỗn hợp khí C2H4 và N2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. b. X có một đồng phân là X1, biết rằng khi cho 3,12 gam X1 phản ứng vừa đủ với 96 gam dung dịch Br2 5% trong bóng tối. Nhưng 3,12 gam X tác dụng tối đa với 2,688 lít H2 (đktc) khi có xúc tác Ni, đun nóng và áp suất. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X1. c. X2 là đồng phân của X1 chứa các nguyên tử cacbon đồng nhất, khi tác dụng với Cl2 khi có chiếu sáng thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của X2.
Nung 4,48l C3H8 (đktc, có xúc tác) 1 thời gian thu được 6,72l hỗn hợp gồm H2, C3H6, CH4, C2H4, C3H8. Tính hiệu suất phản ứng.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến