Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.
Với cùng số mol thì FeO hay Fe3O4 đều nhường lượng electron như nhau.
—> Oxit là FeO hoặc Fe3O4.
Cho 18,4 gam hỗn hợp Mg, Fe với dung dịch HNO3 đủ được 5,824 lít hỗn hợp khí NO, N2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp khí là 7,68 gam. Khối lượng Fe và Mg lần lượt là:
A. 7,2 và 11,2. B. 4,8 và 16,8.
C. 4,8 và 3,36. D. 11,2 và 7,2.
Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0 gam. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là
A. 2,7 và 1,2. B. 5,4 và 2,4.
C. 5,8 và 3,6. D. 1,2 và 2,4.
Cho 7,84 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư sau phản ứng cô cạn dung dịch được 15,54 gam muối khan
a) Tính % khối lượng sắt có trong hỗn hợp A?
b) Nếu hòa tan 15,68 gam hỗn hợp A trong dung dịch H2SO4 2 M (loãng, vừa đủ) thì cần bao nhiêu lít dung dịch. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
Cho hỗn hợp gồm Na, Na2O và BaO vào cốc chứa 100 gam H2O, sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc) đồng thời thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 10 gam. Tính % khối lượng Na trong hỗn hợp ban đầu và C% dung dịch sau phản ứng.
Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 có khối lượng 22,88 gam. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch CuSO4 dư thì sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,68 gam chất rắn Y. Nếu nung nóng hỗn hợp X rồi cho khí CO dư đi qua thì sau phản ứng thu được chất rắn Z có khối lượng 17,92 gam. Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp X giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam kim loại M trong khí clo dư thu được 3,25 gam muối clorua.
a) Xác định tên kim loại M?
b) Hòa tan hết lượng muối clorua trên vào nước được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 2M cần dùng để phản ứng hết với dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành?
Hỗn hợp A gồm Al, FexOy, CuO được chia làm 2 phần bằng nhau:
P1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 1,68 lit khí
P2: Đem thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (oxit sắt bị khử thành kim loại). Sau khi phản ứng xong đem chất rắn hòa tan trong dung dịch xút dư thì thu được 168ml khí, thêm tiếp dung dịch HCl dư vào lại thấy có 1,008 lit khí thoát ra và còn lại 0,48 gam chất rắn
Tìm công thức phân tử của oxit sắt và khối lượng hỗn hợp A. Thể tích đo ở ĐKTC
Cho hỗn hợp X gồm 1 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 0,8 M thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 1,02 B. 4,08 C. 0 D. 2,04
Hỗn hợp T gồm các chất mạch hở: anđehit X, axit cacboxylic Y và ancol Z (50 < MX < MY; X và Z có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 17,92 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam T tác dụng với lượng dư Na thu được 0,6 gam khí H2. Mặt khác, m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là
A. 29,1. B. 28,7. C. 28,5. D. 28,9.
Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào cốc thủy tinh chứa 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít, thu được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào cốc thủy tinh trên, sau khi phản ứng kết thúc thu được 94,2375 gam kết tủa. Tính a, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến