Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm Glyxin và Lysin tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu cho 26,64 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Tính m:
A. 36,9 B. 32,58 C. 38,04 D. 38,58
Đặt x, y là số mol Gly và Lys trong 0,18 mol X
—> x + y = 0,18
và nHCl = x + 2y = 0,24
—> x = 0,12 và y = 0,06
—> nGly = 2nLys
—> Trong 26,64 gam X chứa Gly (0,18) và Lys (0,09)
nKOH = 0,3 —> nKOH dư = 0,03
—> m rắn = 38,58
Peptit X mạch hở được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin, trong X phần trăm khối lượng của Oxi chiếm 23,94%. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X, thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 1,5 mol. Tỷ lệ mắt xích glyxin, alanin và valin trong X là:
A. 2:2:1 B. 1:1:1 C. 3:1:1 D. 2:1:2
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Tính giá trị của m?
Cho 80 gam bột đồng vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pd vào dung dịch A, sau phản ứng tách được dung dịch D chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R (hóa trị II) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của AgNO3 và xác định kim loại R?
Có 2 dung dịch NaOH (B1, B2) và 1 dung dịch H2SO4 (A). Trộn B1 và B2 theo tỉ lệ thể tích 1:1 thì được dung dịch X. Trung hòa 1 thể tích dung dịch X cần 1 thể tích dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 2:1 thì được dung dịch Y. Trung hòa 30 ml dung dịch Y cần 32,5 ml dung dịch A. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch B1 và B2 phải trộn để sao cho khi trung hòa 70ml dung dịch Z tạo ra cần 67,5 ml dung dịch A?
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 11,84 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 87,58 gam kết tủa. Tính m:
A. 11,52 B. 13,52 C. 11,68 D. 13,92
Đun nóng 0,1 mol hợp chất hữu cơ X với 160 gam dung dịch NaOH 5%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối và phần hơi chỉ chứa H2O có khối lượng là 153,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 1,0 mol O2, thu được Na2CO3 và hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80,0 gam kết tủa, đồng thời dung dịch thu được có khối lượng giảm 35,8 gam so với dung dịch ban đầu. Tổng số nguyên tử của các nguyên tố trong chất hữu cơ X là
A. 20. B. 23. C. 22. D. 21.
Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các phan tử sau: NH3;CO2;C2H2;Cl2
Thực hiện phản ứng brom hóa aren (ankyl benzen) X trong (Fe, to) thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất trong đó brom chiếm 43,243% về khối lượng. Vậy aren X là:
A. p-xilen. B. toluen. C. o-xilen. D. benzen.
Dung dịch A chứa Mg2+, Ca2+, Ba2+, 0,2 mol Cl- và 0,3 mol NO3-. Thêm dần V ml dung dịch Na2CO3 0,5M và K2CO3 0,5M vào A cho đến khi thu được lượng kết tủa là lớn nhất. Tính V
Tổng số hạt tạo nên ion M2+ là 74 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18.
a. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối, cấu hình electron của nguyên tử M.
b. Viết công thức của oxit, hidroxit ứng với hóa trị cao nhất của M.
c. Nguyên tố X thuộc cùng nhóm với nguyên tố M. Biết ở trạng thái cơ bản nguyên tử nguyên tố X có 6 electron trên phân lớp s. Xác định nguyên tố X, so sánh tính chất của oxit ứng với hóa trị cao nhất của M và X.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến