Cho 0,3 mol Na2O và 0,4 mol K2O tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 0,5M và HCl 0,3M. Tính V và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
nHNO3 = 0,5V
nHCl = 0,3V
—> nH2O = (0,5V + 0,3V)/2 = 0,4V
nO = nNa2O + nK2O = 0,7
nO = nH2O —> 0,4V = 0,7 —> V = 1,75 lít
m muối = mNa2O + mK2O + mHNO3 + mHCl – mH2O = 117,8875 gam
Cho 0,05 mol hỗn hợp muối CaCO3 và SrCO3 tác dụng vừa đủ với V ml dd HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Tính V và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Hỗn hợp X gồm CH3CHO, C2H4(OH)2, (CHO)2, CH2(CHO)2, HO-CH(CHO)-CH(CHO)-OH. CHo 0,5 mol X tác dụng AgNO3 dư/NH3 thì thu được 1,4 mol Ag. Cho 0,5 mol X tác dụng H2 dư (Ni, t) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với K dư thu được 0,55 mol H2. Đốt hết m gam X cần 2,6 mol O2 và thu đươc 2,6 mol CO2. tính m?
X là hỗn hợp peptit tạo bởi các aminoaxit no, trong đó có 1 aminoaxit chứa vòng benzen trong phân tử chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đun nóng 39,84 g X trong NaOH dư thấy có 0,52 mol NaOH tham gia phản ứng. Dung dịch sau phản ứng có chứa 55,96 g muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng X trên bằng oxi thì sản phẩm cháy thu được có chứa 0,18 mol N2, 1,88 mol CO2 và x mol H2O. Biết rằng X được tạo bởi các aminoaxit thuộc dãy sau gly, ala, val, glu, lys, tyr, phe. Giá trị của x là:
A.1,12 B.1,14 C.1,16 D.1,18
Cho hỗn hợp A gồm CuO và FexOy cân nặng 24 gam. Dùng hết 8,4 lit H2 (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp A thu được chất rắn B có tỉ lệ khối lượng là mCu : mFe = 8 : 7. Tìm công thức hóa học oxit sắt.
Người ta dùng CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5g hỗn hợp X gồm: CuO, Fe2O3, PbO, FeO thu được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong thu được 60g kết tủa trắng.
a. Viết các phương trình phản ứng
b. Xác định khối lượng hỗn hợp kim loại Y
Khử một lượng oxit sắt chưa biết bằng H2 nóng dư. Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100 gam axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hòa tan bằng axit H2SO4 loãng thoát ra 3,36 lit H2 (đktc). Tìm công thức oxit sắt?
E là hỗn hợp chứa 3 peptit A, B, C tạo bởi Gly, Ala, Lys. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E thu được 21,056 lít N2, 142,912 lít CO2 (đktc). Nếu thủy phân lượng E trên bằng dung dịch KOH dư thì thu được 216,92 gam muối. khối lượng của E là:
A. 146,28 B. 140,64 C. 138,44 D. 152,82
Hỗn hợp khí gồm NO, NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45%VNO; 15%VNO2 và 40%VNxOy. Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Xác định oxit NxOy.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A; 3,024 lít khí và 0,54 gam chất rắn không tan. Rót 110 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A thu được 5,46 gam kết tủa. m có giá trị là:
A. 7,21 B. 8,74 C. 8,2 D. 8,58
Khí A có màu vàng lục, mùi hắc. Khí A nặng gấp 2,4482 lần không khí. Ở 200C một thể tích nước hoà tan 2,5 lần thể tích khí A. a. Viết phương trình hoá học điều chế A trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Viết phương trình hoá học khi cho A tác dụng với từng dung dịch chất sau: Fe, dung dich FeSO4, dung dịch NaOH (loãng nguội), dung dịch KI
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến