Cho 10,8 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được sản phẩm là 3,36 lít khí A. Công thức hóa học khí A là
A. NO2 B. N2O C. NO D. N2
nAl = 0,4 và nA = 0,15
N+5 nhận k electron để tạo ra phân tử A. Bảo toàn electron:
ne = 0,4.3 = 0,15k —> k = 8
—> A là N2O.
Cho a gam Al vào trong 400 ml dung dịch chứa đồng thời AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,15M, sau một thời gian thu được 9,92 gam chất rắn X và dung dịch Y. Tách bỏ phần rắn X, thêm tiếp 4,48 gam bột Fe vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,56 gam kim loại. Tính giá trị của a.
Nhúng 2 thanh kim loại X (hóa trị a) cùng khối lượng vào 2 dung dịch:
– Thanh (1) vào dung dịch CuSO4
– Thanh (2) vào dung dịch AgNO3
Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra kiểm tra thấy khối lượng thanh (1) giảm đi 0,2%; khối lượng thanh (2) tăng 15,1%.
Hãy xác định kim loại X? Biết rằng sau khi phản ứng kiểm tra thấy số mol muối trong 2 dung dịch ban đầu giảm bằng nhau
Tiến hành điện phân 100ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 xM, Fe(NO3)3 0,1M, H2SO4 aM đến khi ở catot bắt đầu thoát khí thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa hết 6,72g Fe thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa 1 muối. Giả sử toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào catot. Giá trị x là:
A. 0,2 B. 0,25 C. 0,3 D. 0,15
Cho các phát biểu sau: (a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thuỷ phân trong môi trường kiềm, đun nóng (b) Xenlulozo là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước (c) Andehit thể hiện tính oxi hóa khi cho tác dụng với H2 (Ni, t°) (d) Ở điều kiện thường, etyl amin là chất lỏng, tan nhiều trong nước. (e) Metylamin có lực bazo lớn hơn lực bazo của etylamin (g) Gly‒Ala và Gly‒Ala‒Gly đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím (h) Có thể phân biệt axit fomic và but – 1– in bằng dung dịch AgNO3 trong NH3. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2 C. 3 D. 4
Đốt cháy hidrocacbon A và O2 dư, sau khi ngưng tụ hơi nước rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì thể tích khí giảm 40% so với hỗn hợp ban đầu, tiếp tục cho khí còn lại qua bình đựng dung dịch KOH dư thì thể tích giảm 4/7. Tìm CTPT A.
Phần trăm của X trong oxit cao nhất là a%. Phần trăm của X trong hợp chất khí với hidro là b%, biết a : b = 34 : 71. Cho các nhận định sau về X: (1) Oxit cao nhất của X là X2O7. (2) Cấu hình của X là 1s2 2s2 2p6 3sx 3py 4sz với x + y + z ≥ 4. (3) Hợp chất khí của X với hidro được điều chế bằng Zn3X2 tác dụng với nước. (4) Hợp chất khí của X có tổng số hạt mang điện là 37 hạt. (5) Phần trăm X trong oxit cao nhất là 43,66%. (6) X thuộc chu kì lớn. Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp E gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 9 gam E bằng lượng không khí vừa đủ trong bình kín, thu được CO2, H2O và 3,1 mol N2. Biết trong không khí, N2 và O2 lần lượt chiếm 80% và 20% thể tích. Công thức phân tử của Y là:
A. CH5N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H11N
Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi, chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lit khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lit NO duy nhất (đktc). Kim loại M và %M trong hỗn hợp là:
A. Al với 53,68%. B. Cu với 25,87%.
C. Zn với 48,12%. D. Al với 22,44%.
Cho 0,3 mol Magie vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là
A. 12 gam. B. 11,2 gam.
C. 13,87 gam. D. 16,6 gam.
Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,16 gam chất rắn . Giá trị của m là:
A. 0,24. B. 0,48.
C. 0,81. D. 0,96.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến