Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được dung dịch X chỉ chứa muối của kim loại và hỗn hợp khí Y gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO. Giá trị của m làA. 13,5g. B. 1,35g. C. 8,10g. D. 10,80g.
Khi cho kim loại R vào dung dịch CuSO4 dư thu được chất rắn X. Biết X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. Kim loại R là:A. Fe. B. Mg. C. Ag. D. K.
Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4, CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X chỉ có 1 kim loại và dung dịch Y chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi nào?A. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết. B. FeSO4 dư, CuSO4 chưa phản ứng, Mg hết. C. CuSO4 hết, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết. D. CuSO4 và FeSO4 hết, Mg dư.
Một đồ trang sức bằng vàng có bám một lớp bụi sắt trên bề mặt, để loại bỏ lớp bụi sắt đó người ta có thể dùng một số dung dịch sau:A. Dung dịch CuSO4 dư. B. Dung dịch FeSO4 dư. C. Dung dịch Fe(NO3)3 dư. D. Dung dịch AgNO3 dư.
Cho 4 ion Al3+, Zn2+, Cu2+, Pt2+. Chọn ion có tính oxi hoá mạnh hơn Pb2+?A. Chỉ có Cu2+ . B. Chỉ có Cu2+, Pt2+. C. Chỉ có Al3+. D. Chỉ có Al3+, Zn2+.
Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):(1) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).(2) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).(3) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).(4) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá là: A. (4). B. (2). C. (3). D. (1).
Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào Y, khi phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m làA. 3. B. 3,84. C. 4. D. 4,8.
Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là?A. 0,12. B. 0,14. C. 0,18. D. 0,16.
Cho các phản ứng xảy ra sau đây:(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓.(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2.Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là: A. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. B. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. C. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.
Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z làA. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến