Cho 12,1 gam hỗn hợp Zn với Fe tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,3g muối khan. Giá trị của m là?
nHCl = nCl = (m muối – m kim loại)/35,5 = 0,4
—> mddHCl = 0,4.36,5/10% = 146
Hỗn hợp X gồm một axit A và một este ba chức B (tạo bởi glixerol và hai axit đơn chức). Cho 0,03 mol X tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH đun nóng, thu được 4,38 gam hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam Y bằng oxi dư, thu được Na2CO3, hơi nước và 2,128 lít CO2 (đktc). Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức cấu tạo của A và B.
Lấy ví dụ bằng phương trình hóa học cho các phương trình sau (ghi rõ điều kiện, nếu có) :
a) Một oxit + 1 chất khác —-> 2 muối
b) Một đơn chất + axit —>3 oxit
Thêm dần dung dịch KOH 33,6% vào 80,65 ml dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,24 g/ml) đến trung hòa hoàn toàn được dung dịch A. Đưa dung dịch A về 0°C thu được dung dịch B có nồng độ 11,6% và có m gam muối kết tinh tách ra.
a) Tính m ?
b) Dung dịch B đã bão hòa hay chưa bão hòa ?. Tính độ tan của muối ở 0°C ?
Đun nóng hỗn hợp Fe, S (không có không khí) thu được chất rắn M. Hòa tan chất rắn M bằng axit HCl dư thu được 6,496 dm³ khí N (đktc) ; dung dịch P và 7,12 gam chất rắn Q. Cho khí N đi chậm qua dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4 dư tách ra 25,92 gam kết tủa. Tính % khối lượng Fe, S ban đầu.
Nung a gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và Fe(NO3)2 trong bình chân không, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và V lít (đktc) hỗn hợp Y gồm NO2 và CO2. Hấp thụ V lít Y vào dung dịch NaOH dư, cô cạn được m gam rắn khan T. Nung m gam T thì phần rắn sau phản ứng có khối lượng là (m – 4,8) gam. Nếu cho m gam X phản ứng với H2SO4 loãng, dư,thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 13,44. B. 8,96 C. 15,68 D. 11,2.
Trieste X tạo bởi ancol no, mạch hở, 3 chức và 1 axit cacboxylic không no, có một liên kết đôi C=C, mạch hở, đơn chức. Trong đó % khối lượng của H là 220/31%. Số nguyên tử H trong ancol là:
A. 8. B. 22. C. 10. D. 7
Người ta thực hiện thí nghiệm như sau – Bước 1: Trộn hỗn hợp axit sunfuric đậm đặc và axit nitric đậm đặc theo tỉ lệ 7:3 và ngâm vào trong chậu thủy tinh chứa nước có sẵn một số tinh thể nước đá, đồng thời cho vào đó một viên phấn trắng (làm bằng thạch cao ) để hỗn hợp ổn định ở nhiệt độ phòng – Bước 2: Thả một nhúm bông vào cốc chứa hỗn hợp 2 axit, dùng đũa khuấy cho bông thấm dung dịch trong cốc rồi ngâm vào chậu nước nóng khoảng 20 phút – Bước 3: Vớt nhúm bông ra rửa lại lần 1 bằng nước, lần 2 bằng dung dịch NaHCO3, lần 3 rửa bằng nước – Bước 4: Vớt nhúm bông ra khỏi dung dịch, vắt nước, ép nhiều lần bằng giấy lọc Cho các phát biểu sau (a) Ở bước 1 khi trộn hỗn hợp 2 axit cốc sẽ nóng lên (b) Sản phẩm thu được có ứng dụng làm thuốc súng không khói (c) Bước 4 có thể thay thế bằng cách sấy khô nhiệt độ (d) rửa bằng dung dịch NaHCO3 để loại bỏ axit Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Cho x gam Na vào y gam H2O thu được dung dịch NaOH a%. Cho z gam Na2O vào y gam H2O cũng thu được dung dịch NaOH a%. Lập biểu thức liên hệ giữa x, y, z
Cho sơ đồ chuyển hoá:
Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và NaNO3. B. Fe2O3 và Cu(NO3)2.
C. Fe2O3 và AgNO3. D. FeO và AgNO3.
Cho các nhận định sau (1) dung dịch Alanin làm quỳ tím hóa xanh. (2) các tripeptit trở lên hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo phức chất màu tím (3) dung dịch Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (4) hợp chất H2NCH2CONHCH(CH3)COOH là đipeptit. Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến