Cho 13,7 gam Ba tan hết vào 300 ml dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch giảm 10,59 gam so với ban đầu. Nồng độ mol/lít của dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng là:
A. 0,11M B. 0,12M C. 0,20M D. 0,10M
nBa = 0,1 —> nBa2+ = 0,1; nOH- = 0,2 và nH2 = 0,1
Nếu Al(OH)3 chưa bị hòa tan thì nBaSO4 = 0,1 và nAl(OH)3 = 0,2/3
Δm = mBa – mBaSO4 – mAl(OH)3 – mH2 = -15 ≠ -10,59: Vô lí
Vậy Al(OH)3 đã bị hòa tan một phần.
nAl2(SO4)3 = a —> nAl3+ = 2a và nSO42- = 3a
nBaSO4 = 3a
nOH- = 4.2a – nAl(OH)3 —> nAl(OH)3 = 8a – 0,2
Δm = mBa – mBaSO4 – mAl(OH)3 – mH2 = -10,59
⇔ 13,7 – 233.3a – 78(8a – 0,2) – 0,1.2 = -10,59
—> a = 0,03
—> CM = 0,1
tại sao n oh-= 4.2a-n Al(oh)3? 4.2a ở đâu vậy ạ
Sục từ từ khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ca(OH)2 3M. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo thể tích CO2 như sau:
Giá trị của V (lít) là:
A. 8,96 B. 15,68 C. 13,44 D. 11,2
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
Khí Z được tạo ra từ phản ứng hóa học nào dưới đây?
A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
B. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
C. H2SO4 + Na2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
D. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3
Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể phân biệt axit fomic và anđehit fomic bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(2) Tất cả các peptit đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
(3) Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau.
(4) Điều chế anđehit axetic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa etilen.
(5) Glucozơ và fructozơ đều làm mất mày dung dịch nước Br2.
(6) Tách H2O từ etanol dùng điều chế etilen trong công nghiệp.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 2
C. 1 D. 5
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 500ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y, lượng kết tủa tạo thành được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 3,06 B. 3,24 C. 2,88 D. 2,79
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H5OH, C3H5(OH)3 cần 38,64 lít O2 thu được 26,88 lit CO2 và 32,4 gam H2O. Nếu cho 20 gam X tác dụng Na dư thu được V lit H2. Thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là:
A. 2,8 B. 5,6 C. 4,48 D. 6,72
Cho 10 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn hợp X) tác dụng vừa đủ với 0,335 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 0,2125 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng 2,8 gam (toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X (sản phẩm gồm Fe2O3, CuO, SO2) bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tỉ lệ mol 1 : 1. Giá trị của V là:
A. 1,5232. B. 1,4336. C. 1,568. D. 1,4784.
Cho 8,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Cr, Fe nung nóng trong oxi (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 11,8 gam hỗn hợp Y. Để tác dụng hết với các chất có trong Y cần V lít dung dịch HCl 2,0M. Giá trị của V là:
A. 0,20 B. 0,25 C. 0,15 D. 0,10
Hỗn hợp X gồm C2H6, C2H2, C2H4 có tỉ khối so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, sau đó cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 51,4 B. 68,50 C. 73,12 D. 62,4
Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của m là:
A. 3,94. B. 9,85. C. 7,88. D. 11,28.
Một loại phân supephotphat kép chứa 69,62% canxi đihiđrophotphat, còn lại các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là:
A. 39,76% B. 42,25% C. 48,52% D. 45,75%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến