Cho 15,0 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 22,3 gam muối. Số nguyên tử trong phân tử X là
A. 5. B. 8. C. 7. D. 10.
nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,2
—> MX = 75: C2H5NO2 (tổng 10 nguyên tử).
Đốt cháy hoàn toàn 168,88 gam hỗn hợp triglixerit X, thu được 10,80 mol CO2 và 10,04 mol H2O. Cho 84,44 gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,18. B. 0,36. C. 0,27. D. 0,09.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho BaCO3 vào dung dịch KHSO4 dư. (2) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch HCl. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (5) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa sinh ra kết tủa, vừa sinh ra chất khí là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X và Y có phân tử khối hơn kém nhau 18 đvC và MX < MY < 200. Đốt cháy hoàn toàn 49,14 gam hỗn hợp E chỉ thu được 36,288 lít khí CO2 (ở đktc) và 16,74 gam H2O. Mặt khác 49,14 gam E phản ứng vừa đủ với 810 ml dung dịch NaOH 1M thu được glixerol và 54,54 gam hỗn hợp hai muối cacboxylat có số mol bằng nhau. Khối lượng Hidro trong Y là
A. 2,16 gam. B. 0,8 gam. C. 0,27 gam. D. 0,96 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hợp chất hữu cơ X (C, H, O, N) bằng 0,175 mol O2 (vừa đủ), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thấy có 14 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,78 gam; đồng thời có 0,672 lít khí thoát ra (đktc). Cho 6,69 gam X tác dụng vừa đủ với 90 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam ba muối (gồm một muối của axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit có phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là
A. 10,29. B. 9,78. C . 8,70. D. 9,24.
Điện phân 2 lít dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,05M; CuSO4 0,09M và FeSO4 0,06M đến khi dung dịch giảm 30,4 gam thì ngừng điện phân. Tách lấy hết dung dịch sau điện phân, sau đó cho dung dịch NaNO3 vào thì thấy có khí NO (sản phẩm khử duy nhất thoát ra và thu được dung dịch X có chứa 79,64 gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, thu được khí Y gồm hai khí NO và H2, tỉ khối của Y đối với He bằng 6,625 và (1,5a – 11,28) gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của a là:
A. 12,48 gam. B. 18,24 gam.
C. 21,12 gam. D. 16,32 gam.
Hoà tan hoàn toàn 39,2 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư thấy có 1,4 mol HCl phản ứng. Số mol của Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,2 mol. B. 0,15 mol.
C. 0,05 mol. D. 0,1 mol.
Đốt cháy hoàn toàn 25,7 gam X gồm ba este (no, mạch hở) cần dùng 1,155 mol O2, thu được 16,02 gam H2O. Đun nóng 25,7 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 11,6 gam hỗn hợp hai ancol (gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon). Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là
A. 2,89%. B. 7,47%. C. 3,42%. D. 4,19%.
Thực tập sinh X tiến hành thí nghiệm điện phân sau: Điện phân 100 ml dung dịch chứa FeCl3 aM và CuSO4 bM với điện cực trơ, không màng ngăn, cường độ dòng điện là 7,72 Ampe trong thời gian 20 phút thì ngắt dòng điện. X đo được thể tích khí thu được bên anot là 0,7056 lít (đktc). Sau đó, do sơ suất, thực tập X cắm ngược chiều cực của nguồn điện vào hai điện cực của bình điện phân, điện phân thêm 30 phút nữa với cường độ dòng không đổi thì thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 0,8176 lít (đktc). Giá trị của b là:
A. 0,72 M. B. 0,93 M. C. 0,50 M. D. 0,43 M.
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl thấy có 0,52 mol HCl phản ứng. Nếu hoà tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 0,56 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 14,80. B. 18,40. C. 12,64. D. 16,24.
Cho các phát biểu sau: (1) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. (2) Mỡ bò, lợn, gà…, dầu lạc, dầu vừng, dầu ô liu,.. có thành phần chính là chất béo. (3) Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức, còn được gọi là đường nho. (4) Các aminoaxit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của sự sống. (5) Các loại tơ amit khá bền trong môi trường axit hoặc bazơ. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến