Cho 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong 15,0 gam X là
A. 11,2 gam. B. 12,8 gam. C. 3,8 gam. D. 2,2 gam.
Chỉ có Fe phản ứng với HCl loãng nên nFe = nH2 = 0,2
—> mCu = mX – mFe = 3,8 gam
Đốt cháy hoàn toàn amin X no, đơn chức, mạch hở trong oxi dư, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 0,1 mol N2. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Hòa tan hoàn toàn 18,8 gam K2O vào 93,2 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ là
A. 5%. B. 12%. C. 10%. D. 20%.
Trong các nhận định sau: (a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. (b) Xà phòng hóa este thu được muối và ancol. (c) Tất cả peptit đều có phản ứng tạo phức màu tím với Cu(OH)2. (d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, to) thu được tripanmitin. (e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 18. Khối lượng CuO đã phản ứng là
A. 16 gam. B. 12 gam. C. 24 gam. D. 8 gam.
Hỗn hợp R gồm 2 este đồng phân X và Y đều mạch hở, có công thức phân tử C5H8O2. Thủy phân R trong dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có hai chất hữu cơ Z và T. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được chất hữu cơ E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH thu được T. Công thức cấu tạo của X và Y có thể là
A. CH3COOCH2-CH=CH2 và CH3-COOCH=CH-CH3
B. CH2=CH-COOC2H5 và CH3-COOCH=CH-CH3.
C. CH3-COOCH=CH-CH3 và C2H5-COOCH=CH2.
D. HCOOCH=C(CH3)-CH3 và CH2=C(CH3)COOCH3.
Hiđro hóa hoàn toàn 43,2 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và hỗn hợp Z gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 3,78 mol O2, thu được Na2CO3 và 5,09 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Giá trị của a là
A. 0,09. B. 0,10. C. 0,07. D. 0,08.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. (b) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3. (c) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3. (d) Cho hỗn hợp gồm Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1:1) vào H2O dư, khuấy đều. (e) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2 B. 5. C. 3. D. 4.
Trong các nhận định sau: (a) Phản ứng nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại sắt trong công nghiệp. (b) Có thể dùng xút ăn da để làm khô khí amoniac. (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (d) Các kim loại Ca, Cu, Al và K chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (e) Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm Zn. Số nhận định đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Hòa tan hết a mol FeCO3 vào dung dịch HCl (lấy dư 20% so với lượng cần dùng), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được b gam kết tủa. Biết sản phẩm khử duy nhất của N+5 là khí NO, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Biểu thức về mối quan hệ giữa a và b là
A. b = 452,4a. B. b = 287a. C. b = 344,4a. D. b = 420a.
Cho 0,1 mol một este E (không tham gia phản ứng tráng bạc) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch chỉ chứa 21,6 gam hỗn hợp hai muối X, Y (MX < MY) và m gam ancol Z. Đốt cháy m gam Z trong oxi dư, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam nước. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Y là
A. 24,6 gam. B. 13,4 gam. C. 26,8 gam. D. 8,2 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến