Cho 15,5 gam chất X (C2H9O5N3) phản ứng hết với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng, thu được khí Y (làm quỳ tím ẩm hóa xanh) và m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 20,2. B. 15,7. C. 19,4. D. 18,2.
TH1: X là HCOONH3-CH2-NH3NO3
nX = 0,1; nNaOH = 0,25 —> Chất rắn gồm HCOONa (0,1), NaNO3 (0,1) và NaOH dư (0,05)
—> m rắn = 17,3
TH2: X là NH3NO3-CH2-COONH4
nX = 0,1; nNaOH = 0,25 —> Chất rắn gồm GlyNa (0,1), NaNO3 (0,1) và NaOH dư (0,05)
—> m rắn = 20,2
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Hóa hơi hoàn toàn 26,46 gam X thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện). Đun nóng 26,46 gam X cần dùng tối đa dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đều no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,82 mol O2, thu được 18,55 gam Na2CO3 và 1,05 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Dẫn Y qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 2,576 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp Z là
A. 32,23%. B. 41,44%. C. 34,53%. D. 25,32%.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (b) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4. (c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (d) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch CuCl2. (g) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. Số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Hỗn hợp E chứa hai este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-2O4). Đốt cháy hoàn toàn 8,26 gam E cần dùng 0,375 mol O2, thu được CO2 và 4,86 gam H2O. Mặt khác đun nóng 8,26 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp gồm hai ancol kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng và hỗn hợp chứa x gam muối X và y gam muối Y (MX < MY). Tỉ lệ gần nhất của x : y là
A. 0,9. B. 0,8. C. 1,2. D. 1,0.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đốt hỗn hợp Fe và bột lưu huỳnh trong O2 dư. (b) Đốt dây sắt trong bình khí clo. (c) Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng. (d) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là
A. (b). B. (c). C. (d). D. (a).
Cho dung dịch muối X vào lượng dư dung dịch muối Y thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí; đồng thời còn lại một phần rắn không tan. Hai muối X và Y lần lượt là:
A. FeCl3 và AgNO3. B. BaCl2 và Na2CO3.
C. Fe(NO3)2 và AgNO3. D. FeCl2 và AgNO3.
Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, fructozơ, amilozơ, xenlulozơ. Số chất cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Các chất trong dãy nào sau đây đều phản ứng với Na2CO3?
A. CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4.
B. CaCl2, HCl, CO2, KOH.
C. HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3.
D. Ca(OH)2, CO2, K2SO4, BaCl2.
Hòa tan hoàn toàn 7,92 gam bột Mg vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa m gam các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm hai đơn chất khí. Tỉ khối Y so với He bằng 4,4. Giá trị của m là
A. 49,34. B. 48,65. C. 48,88. D. 47,04.
Đốt cháy hoàn toàn 10,9 gam chất hữu cơ X mạch hở cần dùng vừa đủ 0,35 mol O2 chỉ thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 8 : 5. Nếu đun nóng 0,05 mol X cần dùng 150 ml dung dịch dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho các nhận định sau: (a) X cho được phản ứng tráng bạc. (b) X không tồn tại đồng phân hình học. (c) X tác dụng được với NaHCO3 giải phóng khí CO2. (d) X tác dụng tối đa Na theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Có các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe vào hỗn hợp dung dịch H2SO4 loãng và CuSO4. (b) Mẫu gang để ngoài không khí ẩm. (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư. Số trường hợp không xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến