Cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và 9,632 lít SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A sẽ thu được số gam muối khan là :
A. 57,1 B. 60,3
C. 58,81 D. 54,81
nSO2 = 0,43 —> nSO42- trong muối = 0,43
m muối = m kim loại + mSO42- = 57,1
Hòa tan hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O vào nước dư, thu được dung dịch X trong đó có chứa 8 gam NaOH và 2,8 lít khí. Dẫn V lít CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y, cho từ từ dung dịch Y vào 280 ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 6,272. B. 4,480. C. 6,720. D. 5,600.
Chia mẫu hợp kim X gồm Zn và Cu thành 2 phần bằng nhau: – Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 1 g không tan. – Phần 2: Luyện thêm 4 g Al thì được hợp kim X trong đó hàm lượng % của Zn trong Y giảm 33,33% so với X. Tính thành phần % của Cu trong hợp kim X?
A. 16,67%. B. 50%. C. 25%. D. 37,5%.
Điện phân dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
A. 12 B. 6,4
C. 17,6 D. 7,86
Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là:
A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,14 và 2,4. D. 0,07 và 3,2
Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch B và phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí (các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí do được ở đktc). a. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A. b. Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng xong, thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HCl.
Khi điện phân dung dịch CuSO4 (cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng than chì) thì
A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cu.
B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O.
C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cu.
D. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử H2O.
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 1,20. B. 1,00.
C. 0,60. D. 0,25.
Điện phân dung dịch X (chứa y mol Cu(NO3)2 và 2y mol NaCl) bằng điện cực trơ đến khi khối lượng catot không đổi thì ngừng và thu được dung dịch Z. Bỏ qua độ tan của khí trong nước. Đo pH của X (pHX) và pH của Z (pHZ), nhận thấy
A. pHX < pHZ = 7 B. pHX < 7 < pHZ
C. pHX = pHZ = 7 D. pHZ < pHX = 7
Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là:
A. 0,3 B. 0,4 C. 0,2 D. 0,5
X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y (X, Y, Z đều mạch hở, số mol Y bằng số mol Z). Đốt cháy a (gam) hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác a (gam) E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,14 mol. Biết X có khả năng tráng bạc. Khối lượng của X trong E là:
A. 8,6 B. 6,6 C. 6,8 D. 7,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến