Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Tên, thành phần hoá học của quặng làA. Xiđerit FeCO3. B. Manhetit Fe3O4. C. Hematit Fe2O3. D. Pirit FeS2.
Cho các chất Al, Fe, Cu, khí clo, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 loãng. Chất nào tác dụng được với dung dịch chứa ion Fe2+ làA. Al, dung dịch NaOH. B. Al, dung dịch NaOH, khí clo. C. Al, dung dịch HNO3, khí clo. D. Al, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3, khí clo.
Phát biểu nào sau đây không đúng?A. Cr2O3 tác dụng với HNO3, khi đó Cr2O3 thể hiện tính oxi hóa. B. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni...) C. Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. D. Cu không khử được H+ trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng.
Có một cốc thủy tinh dung tích 100ml, dựng khoảng 10ml dung dịch K2Cr2O7. Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào cốc thủy tinh được dung dịch X. Hiện tượng gì xảy ra khi thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch X?A. Xuất hiện kết tủa màu vàng của BaCrO4. B. Mất màu. C. Màu vàng chuyển thành màu da cam. D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Thành phần nào của cơ thể người dưới đây có nhiều sắt nhất?A. Tóc. B. Răng. C. Máu. D. Da.
Cho hỗn hợp gồm 0,16 mol Mg và 0,08 mol Al vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 12,8 gam rắn khan. Giá trị m làA. 9,92 gam. B. 14,40 gam. C. 11,04 gam. D. 12,16 gam.
Cho 1 (g) bột sắt tiếp xúc với oxi một thời gian, thấy khối lượng bột đã vượt quá 1,41 (g). Nếu chỉ tạo thành một oxit sắt duy nhất thì oxit đó làA. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Không xác định được.
Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH(dư). (2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngănxốp. (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 vàH2SO4. (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứaCrO3. (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.Số thí nghiệm thu được đơn chất làA. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Lấy 5,52 gam hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi, chia làm 2 phần bằng nhau. - Phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,016 lít hiđro (đktc). - Đốt cháy hết phần 2 trong oxi thu được 4,36 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và oxit của M.Khối lượng mol của M; số gam của Fe, M (trong 5,52 gam hỗn hợp A) lần lượt làA. 27; 3,36; 2,16. B. 27; 1,68; 3,84. C. 54; 3,36; 2,16. D. 18; 3,36; 2,16.
Để hòa tan vừa hết 8,88 gam hỗn hợp Fe và Cu, thể tích dung dịch HNO3 4M ít nhất cần dùng (tạo ra sản phẩm khử duy nhất là NO) để dung dịch sau phản ứng chỉ thu được 2 muối làA. 130 ml. B. 100 ml. C. 120 ml. D. 110 ml.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến