Cho 19,4 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 12,8. B. 12,9. C. 6,6. D. 6,4.
Chỉ có Zn phản ứng với HCl
—> nZn = nH2 = 0,2
—> mCu = 19,4 – mZn = 6,4
Hòa tan hoàn toàn một lượng bột sắt vào dung dịch HCl 7,3%. Sau phản ứng thu được dung dịch có chứa HCl 5,03% và FeCl2 C%. Xác định giá trị C%.
Cho 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 19,70. B. 29,55. C. 23,64. D. 39,40.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch MgCl2; (b) Điện phân nóng chảy NaCl; (c) Cho luồng khí CO đi qua bột Al2O3 nung nóng; (d) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. Số thí nghiệm tạo sản phẩm có kim loại là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Cho các phát biểu sau: (a) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, thấy dung dịch xuất hiện màu xanh tím. (b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin. (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím đặc trưng. (d) Anilin (C6H5NH2) tan tốt trong nước tạo dung dịch có môi trường bazơ. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 15 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là
A. 200. B. 100. C. 50. D. 150.
Kim loại M tác dụng với Cl2 thu được muối X, cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y. Nếu cho kim loại M vào dung dịch muối X ta thu được dung dịch muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Zn.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Si vào dung dịch NaOH dư. (b) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không có màng ngăn. (c) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3. (d) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ đựng CuO nung nóng. (e) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến