Cho 2,3 gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,34. B. 0,78. C. 1,56. D. 7,80.
nOH- = nNa = 0,1; nAl3+ = nAlCl3 = 0,03
Dễ thấy nOH- > 3nAl3+ nên kết tủa đã bị hòa tan một phần.
—> nOH- = 4nAl3+ – nAl(OH)3
—> nAl(OH)3 = 0,02 —> mAl(OH)3 = 1,56
Dãy chuyển hóa theo sơ đồ: X + Ba(OH)2 → Y; Y + T → Z; Z + CO2 dư + H2O → X + T. Các chất X, Y, Z, T thỏa mãn sơ đồ trên tương ứng là
A. Na2CO3, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3.
B. NaHCO3, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3.
C. Al(OH)3, Ba(AlO2)2, NaAlO2, Na2CO3.
D. Al(OH)3, Ba(AlO2)2, NaAlO2, NaHCO3.
Cho các phát biểu sau: (a) Muối mononatri glutmat được dùng làm bột ngọt. (b) Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa nhiều chất béo. (c) Saccarozơ dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ. (d) Để rửa sạch anilin bám trong ống nghiệm ta dùng dung dịch HCl loãng. (e) 1 mol peptit Glu-Ala-Gly tác dụng được tối đa với 3 mol NaOH. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ. Tổng thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t giây) theo đồ thị bên.
Nếu điện phân X trong thời gian 3,5a giây thì thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch X. Giả thiết các chất điện phân ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 31,1. B. 29,5. C. 31,3. D. 30,4.
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol hỗn hợp gồm HCl, AlCl3 và Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được (y mol) phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn như đồ thị bên.
Giá trị của a là
A. 0,50. B. 0,45. C. 0,40. D. 0,60.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba, Na2O, K2O, BaO (trong X oxi chiếm 7,5% về khối lượng) vào nước thu được dung dịch Y và 0,896 lít khí H2. Cho hết Y vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,2M, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 5,6. C. 6,4. D. 6,8.
Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và x mol CO2. Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 3,1. B. 2,8. C. 3,0. D. 2,7.
Cho V lít CO2 (dktc) phản ứng hết với 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M thu được m gam kết tủa. Mặt khác cho V lít CO2 (dktc) phản ứng hết với 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,5M thu đươc 2m gam kết tủa. Giá trị của V là?
A. 4,48 B. 6,72 C. 8,96 D. 11,2
A, B là hai hydrocacbon đều mạch hở và đều có tổng số liên kết xichma trong phân tử là 7. Hỗn hợp X chứa A, B và H2. Nung nóng hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 23,375/3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng Br2 đã phản ứng là m gam; đồng thời khối lượng bình tăng 4,36 gam. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 6,48 gam nước. Giá trị m là
A. 12,8 gam B. 16,0 gam C. 19,2 gam D. 22,4 gam
Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được khí X. Cho 1,896 gam KMnO4 tác dụng hết với axit HCl được khí Y. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3 có xúc tác thu được khí Z. Cho toàn bộ 3 khí X, Y, Z trên vào bình kín rồi đốt cháy để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa bình về nhiệt độ thường, thu được dung dịch T. Nồng độ phần trăm chất tan trong T là
A. 18,85% B. 28,85% C. 24.24% D. 31,65%
Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng là 22:9. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A, dẫn sản phẩm qua bình dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử A.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến