Cho 2,7 gam Al vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch X. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HNO3 vào dung dịch X thu được 5,46 gam kết tủa. Nồng độ mol của HNO3 là
A. 2,5 hoặc 3,9 B. 2,7 hoặc 3,6
C. 2,7 hoặc 3,5 D. 2,7 hoặc 3,9
X chứa Na+ (0,3), AlO2- (0,1) —> OH- dư (0,2)
nAl(OH)3 = 0,07
Nếu Al(OH)3 chưa kết tủa hết:
nH+ = nOH- + nAl(OH)3 = 0,27 —> CM = 2,7M
Nếu Al(OH)3 đã kết tủa hết rồi bị hòa tan một phần:
nH+ = nOH- + 4nAlO2- – 3nAl(OH)3 = 0,39 —> CM = 3,9M
Hỗn hợp E gồm hai tripeptit mạch hở X, Y (MX < MY) và chất béo Z, trong đó X, Y được tạo ra từ các amino axit có dạng NH2CnH2nCOOH, Z được tạo ra từ axit panmitic và axit stearic. Thủy phân hoàn toàn 28,22 gam E trong dung dịch chứa 0,33 mol NaOH vừa đủ, thu được 38,7 gam muối. Biết trong E, số mol của X nhỏ hơn số mol của Y. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 35,97 B. 43,41 C. 46,88 D. 50,35
Đun nóng este X đơn chức cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 42,0 gam muối khan. Số nguyên tử hiđro trong este X là
A. 8. B. 6.
C. 12. D. 10.
Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam Na vào 90,8 gam nước, thu được dung dịch X. Giả sử nước bay hơi không đáng kể, nồng độ phần trăm (C%) của NaOH trong dung dịch X là
A. 9,24%. B. 16,06%.
C. 9,20%. D. 16,00%.
Cho a gam dung dịch chứa chất X tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch chứa chất Y, thu được 2a gam dung dịch chứa một muối Z duy nhất. Cho dung dịch HNO3 loãng dư vào Z, thấy khí không màu thoát ra. Chất X và Y là
A. NaHCO3 và KOH. B. Fe(NO3)2 và AgNO3.
C. Na2CO3 và Ba(HCO3)2. D. NaOH và NaHCO3.
Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 : 15. Cho 29,68 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 0,32 mol NaOH và 0,3 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 59,07. B. 60,04.
C. 59,80. D. 61,12.
Tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
– Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,5M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 = 5V2. B. V1 = 2V2.
C. V1 = 10V2. D. V1 = V2.
Cho các phát biểu sau:
(a) Thạch cao sống thường được đúc tượng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
(b) Phương pháp làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.
(c) Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
(d) Phương pháp phổ biến dùng để chống ăn mòn kim loại là bảo vệ bề mặt và bảo vệ điện hóa.
(e) Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, chế tạo nước giải khát.
(g) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng trong vật liệu mài.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Cho 17,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và FeCO3 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 3,1. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 17,12 gam X trong dung dịch chứa 0,89 mol NaHSO4 và 0,17 mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, NO và H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có oxi), thu được 29,34 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của NO trong hỗn hợp khí Z là
A. 33,6%. B. 44,8%. C. 32,8%. D. 33,7%
Hòa tan hết 50 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeS, FeS2 (biết S chiếm 19,2% về khối lượng) trong 2,1 mol H2SO4 đặc đun nóng thu được a mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho 0,947 lít dung dịch NaOH 1M vào Y thu được 16,05 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A 1,28
B 1,26
C 0,98
D 1,34
Cho 9 gam chất hữu cơ A có công thức CH4ON2 phản ứng hoàn toàn với 450ml dung dịch NaOH 1M, giải phóng khí NH3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. tính m
A. 19,9 B. 15,9 C. 21,9 D. 26,3
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến