Cho 20,55 gam kim loại Ba vào 100 gam dung dịch Fe(NO3)3 6,05% và Al2(SO4)3 8,55%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch X (coi nước bay hơi không đáng kể).
nFe(NO3)3 = 0,025; nAl2(SO4)3 = 0,025
nBa = 0,15
Ba + 2H2O —> Ba(OH)2 + H2
0,15…………………0,15…….0,15
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
0,15…….0,075
0,075……0,075……….0,075
0,075…….0
Fe3+ + 3OH- —> Fe(OH)3
0,025….0,075……….0,025
Al3+ + 3OH- —> Al(OH)3
0,05…….0,15……..0,15
nOH- còn lại = 0,075
Al(OH)3 + OH- —> AlO2- + 2H2O
0,15……..0,075
0,075……0,075
0,075……0
Kết tủa gồm BaSO4 (0,075), Fe(OH)3 (0,025) và Al(OH)3 (0,075)
—> mddX = mBa + 100 – m↓ = 94,55
Chất tan còn lại gồm Ba(NO3)2 (0,0375) và Ba(AlO2)2 (0,0375)
C%Ba(NO3)2 = 10,35%
C%Ba(AlO2)2 = 10,11%
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 16,4 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được 0,896 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là.
A. 6,12 gam B. 7,60 gam C. 5,36 gam D. 8,20 gam
Hỗn hợp X gồm Gly-Ala-Ala; Gly-Gly; Ala-Ala; Ala-Gly; Gly-Ala. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 mol X thì cần dùng 59,304 lít O2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn 0,39 mol X trong 450 ml dung dịch KOH 2M, cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y rồi cho sản phẩm khí và hơi đi qua dung dịch nước vôi trong thì thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 116,87 gam đồng thời có 1 khí trơ thoát ra. Phần trăm khối lượng của Gly-Ala-Ala trong X có giá trị gần nhất với
A. 28 B. 25 C. 35 D. 31
Hòa tan hoàn toàn một muối clorua (A) vào nước thu được 60 gam dung dịch X nồng độ 5,35%. Lấy 1/2 dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thu được 4,305 gam kết tủa. Xác định công thức muối A.
Chỉ dùng dung dịch HCl hãy nhận biết 4 chất rắn: BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3.
Hỗn hợp X gồm các chất ancol metylic, ancol anlylic, glyxerol, etylen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 10,752 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 37,856 lít O2 (đktc) thu được 30,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng ancol anlylic trong hỗn hợp X là:
A. 24,70%. B. 29,54%. C. 28,29%. D. 30,17%.
X là este mạch hở tạo bởi axit 2 chức và ancol đơn chức; Y, Z là hai axit cacboxylic đơn chức. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 200 gam dung dịch KOH 19,6%; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m + 24,2) gam hỗn hợp rắn và (m + 143,5) gam phần hơi có chứa 2 ancol. Đốt cháy toàn bộ lượng 2 ancol này thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam nước. Axit cacboxylic tạo ra este X là.
A. (COOH)2 B. CH2(COOH)2
C. C2H2(COOH)2 D. C2H4(COOH)2
Hỗn hợp E chứa 2 axit cacboxylic và 1 este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy 25,48 gam E cần dùng 0,73 mol O2 thu được 7,92 gam nước. Hydro hóa hoàn toàn 25,48 gam E thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol Z có khối lượng 7,36 gam và 2 muối X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 (MX < MY). Đun nóng 2 muối với NaOH/CaO dư thu được 4,704 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 15,5/3. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn trong E là.
A. 11,58% B. 11,38% C. 13,42% D. 11,18%
X là este mạch hở tạo bởi axit cacboxylic 2 chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy 12,64 gam este X thu được 12,544 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 0,12 mol este X với 400 dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn Y và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp. Đun nóng toàn bộ rắn Y có mặt CaO làm xúc tác thu được m gam khí Z. Giá trị của m là.
A. 4,48 gam B. 3,36 gam C. 6,72 gam D. 2,24 gam
Hỗn hợp E gồm este hai chức X và este ba chức Y; X và Y đều mạch hở; X tạo bởi axit đa chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được 9,72 gam H2O. Cho 12,416 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Z gồm 3 muối cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai ancol có số nguyên tử C liên tiếp nhau. Cho T tác dụng với Na dư thấy thoát ra 1,5232 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng của ancol có phân tử khối nhỏ hơn trong T có giá trị gần nhất với
A. 3,85. B. 4,6. C. 3,8. D. 2,9.
Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe có tỉ lệ mol 1 : 2 vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,6M và AgNO3 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối và 26,72 gam hỗn hợp rắn Y. Giả sử thể tích không đổi. Nồng độ mol/l của Fe(NO3)2 trong dung dịch X là
A. 0,45M B. 0,40M C. 0,50 D. 0,60M
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến